logo

Giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ?

icon_facebook

Câu trả lời đúng nhất: Cơ chế phản xạ của sự co cơ như sau: Khi có kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh phát lệnh theo dây li tâm tới cơ làm cơ co. Khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại.

Cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết hơn về co cơ nhé!


1. Co cơ là gì?

Co cơ là hiện tượng các cơ trong cơ thể co hoặc giãn dưới các tác động khác nhau của các dạng năng lượng sinh hóa, cơ học,... trong cơ thể con người hoặc động vật. Quá trình co cơ này liên quan mật thiết tới việc tìm hiểu nguyên lý vận động của hệ thống cơ của các đối tượng động vật hoặc con người. Nghiên cứu về hiện tượng co cơ có thể giải thích được một lượng lớn các yếu tố liên quan tới năng lượng vận động, các chuyển hóa hoá học nhằm giải thích các hiện tượng sinh lý học trong cơ thể con người. Nghiên cứu về co cơ có liên quan mật thiết tới sinh lý cơ trong cơ thể.

>>> Tham khảo: Loại xung thần kinh nào dưới đây không xuất hiện trong một cung phản xạ?


2. Giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ

Khi có kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh phát lệnh theo dây li tâm tới cơ làm cơ co. khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại.

>>> Tham khảo: Cung phản xạ gồm những thành phần nào?

Giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ

3. Nguyên nhân của co cơ

Co cứng cơ thường là biến chứng của chấn thương não hoặc tủy, đột quỵ hoặc bệnh não chu sinh và xơ cứng rải rác từng đám.

Bên cạnh đó, việc sử dụng cơ quá mức hay tình trạng mất nước, căng cơ hoặc người bệnh giữ nguyên một tư thế nhất định trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng co cứng cơ toàn thân. Nhưng có một số trường hợp không rõ nguyên nhân gây co cứng cơ. Hầu hết các tình trạng co cứng cơ không gây hại đến sức khỏe, tính mạng người bệnh, nhưng một số nguyên nhân gây ra co cứng cơ có thể liên quan đến một số tình trạng bệnh nền như sau:

Không cung cấp máu đầy đủ: Các động mạch đưa máu đến chân bị hẹp có thể dẫn đến tình trạng đau giống như bị chuột rút. Tình trạng co cứng cơ này sẽ gây ra biến chứng chèn ép dây thần kinh cột sống hoặc gây ra chuột rút ở chân. Nếu người bệnh càng đi bộ nhiều, thì tình trạng đau sẽ càng gia tăng. Để cải thiện tình trạng nên đi bộ với tư thế hơi cong về phía trước để trì hoãn sự xuất hiện các triệu chứng.

Thiếu các chất khoáng trong cơ thể: Nếu cơ thể quá ít kali, magie hoặc canxi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày thì có thể là nguyên nhân gây co cứng cơ.

Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu (thuốc được kê toa khi bị tăng huyết áp) có thể làm giảm hấp thu các khoáng chất trong cơ thể, dẫn đến tình trạng co cứng cơ.


4. Bản chất sự co sơ

*Cấu tạo: Bắp cơ bao gồm nhiều bó cơ. Bó cơ gồm rất nhiều sợi cơ bọc trong màng liên kết, hai đầu bắp cơ có gân bám với xương qua khớp, phần giữa phình to là bụng cơ. Sợi cơ gồm nhiều tơ cơ. Tơ cơ có 2 loại là: tơ cơ dày có mấu sinh chất và tơ cơ mảnh trơn xen kẽ nhau. Phần tơ cơ giữa 2 tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ.

*Tính chất Tính chất của cơ là co và dãn. Sự co cơ chịu ảnh hưởng của sự thần kinh


5. Ý nghĩa của co cơ

Cơ co giúp xương cử động -> cơ thể di chuyển, vận động được Trong cơ thể, các cơ có sự vận động, phối hợp với nhau.


6. Triệu chứng co cơ thường gặp

Người bị căng cơ thường có các triệu chứng như:

- Vùng cơ tổn thương bị sưng tấy, bầm tím hay đỏ.

- Đau ngay cả khi nghỉ ngơi, không vận động.

- Đau nhói khi vận động các cơ tổn thương hoặc khớp liên quan tới cơ đó.

- Yếu gân và cơ.

- Hạn chế tầm vận động tại khu vực cơ bắp đang bị căng cứng.

Trong trường hợp nhẹ, dù cơ bị rách và thiếu linh hoạt, bạn vẫn có thể sử dụng các cơ này. Trong khi, người bệnh rách cơ nghiêm trọng sẽ bị đau đớn cùng cực, hạn chế hầu hết các cử động. Tình trạng căng cơ nhẹ tới trung bình nếu được chăm sóc tốt có thể tự khỏi sau một vài tuần. Các trường hợp nặng có thể phải mất nhiều tháng để cơ phục hồi


7. Các phương pháp điều trị co cơ

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ

Phần lớn các trường hợp đều có thể tự chữa trị tại nhà. Nếu gặp chấn thương này sau tập luyện hay sau trị liệu, bạn có thể áp dụng biện pháp xử lý tổn thương này tại nhà bằng phương pháp R.I.C.E như:

Chườm đá: Đây là biện pháp hiệu quả giúp giảm sưng cơ. Bạn lưu ý nên đặt đá vào trong 1 chiếc khăn nhỏ hoặc túi chườm rồi mắt chườm lên vị trí bị căng cơ. Thời gian chườm đá là khoảng 15 – 20 phút, mỗi lần cách nhau 60 phút, thực hiện khoảng 1 – 3 ngày.

Băng ép: Người bị thương có thể sử dụng băng thun hoặc băng vải y tế để quấn quanh vùng cơ bị căng cho tới khi tình trạng sưng thuyên giảm. Bạn không nên quấn quá chặt vì có thể ảnh hưởng tới tuần hoàn máu.

Nâng vùng tổn thương cao hơn tim: Bạn nên đặt vùng cơ tổn thương cao hơn tim. Biện pháp này giúp giảm sưng, đau và viêm cơ hiệu quả.

Điều trị y tế

Tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng tổn thương cơ, người bệnh sẽ được bác sĩ đề nghị các phương án điều trị như:

Sử dụng thuốc

Thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm mạnh thường được chỉ định cho các trường hợp căng cơ không đáp ứng thuốc giảm đau không kê đơn, cụ thể:

Thuốc giãn cơ: Các loại thuốc này giúp cải thiện tình trạng co cứng cơ và co thắt cơ, giảm khó chịu, giảm đau tại các vùng cơ bị tổn thương, qua đó cải thiện khả năng vận động.

Thuốc corticoid: Đây là loại thuốc kháng viêm mạnh, có tác dụng trị viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng, cải thiện tình trạng sưng đau… Corticoid thường được chỉ định cho các trường hợp không đáp ứng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) hay căng cơ do rối loạn tự miễn.

Thuốc kháng sinh/kháng virus: Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc này cho người bệnh bị căng cơ có liên quan tới nhiễm trùng

------------------------------

Qua bài viết trên đây của Toploigiai về Giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ. Mong rằng các bạn sẽ có thật nhiều kiến thức bổ ích giúp học tốt hơn. Chúc các bạn đạt kết quả cao! 

icon-date
Xuất bản : 26/08/2022 - Cập nhật : 09/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads