logo

Nhất thì nhì thục là gì?

icon_facebook

Câu hỏi: Nhất thì nhì thục là gì?

Trả lời: 

- Nhất thì: Thì là thời gian, nói đến thời gian trồng trọt trong nông nghiệp

- Nhì Thục: Thục là đất, đất phải tươi, xốp và được tưới tiêu hằng ngày

→ Nghĩa của câu tục ngữ: Nói lên tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa đế có đất tốt. Thời vụ kịp thời có ý nghĩa quan trọng để mang lại năng suất cao trong nông nghiệp.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về câu tục ngữ này nhé!


1. Tục ngữ là gì?

Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.


2. Câu tục ngữ Nhất thì nhì thục

Là một người Việt Nam, việc lắng nghe và tiếp xúc với kho tàng ca dao, tục ngữ khổng lồ đã không còn quá đỗi lạ lẫm. Mục đích của những câu ca dao, tục ngữ được tạo ra nhằm lưu truyền những kinh nghiệm về cuộc sống của ông cha ta khi chưa có chữ viết. Những câu ca dao, tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng mang lại một hàm ý sâu sắc và đầy giá trị, nó giải thích cho vô số hiện tượng tự nhiên khi khoa học chưa phát triển. Không những thế, chúng còn là bài học kinh nghiệm, là cách nhìn người, nhìn vật hay đối nhân xử thế về cùng văn minh của người xưa truyền lại. Và nội dung của những câu ca dao ấy đã đi vào tiềm thức, phần nào góp phần xây dựng nên tư tưởng của người Việt Nam ta ngày nay.

Nước ta có một nền văn minh lúa nước từ xa xưa, vì thế không thiếu những câu ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm trồng lúa, những cách thức để cho ra những hạt gạo trắng ngần, một vụ mùa bội thu. Trong đó, có một câu ca dao vô cùng quen thuộc chính là: “Nhất thì nhì thục”.

Đến với câu ca dao, xét về nghĩa ta hiểu nôm na rằng khi trồng lúa điều cần phải đặt lên hang đầu chính là thời gian, ta phải canh thời gian sao cho thật tỉ mỉ và chuẩn xác. Ví dụ như khi nào gieo mạ, khi nào cấy lúa, khi nào tưới nước, khi nào thu hoạch,… những hoạt động ấy đều phải được tính toán và thực hiện thật chính xác để cho ra năng suất cao nhất. Đồng thời, câu ca dao nhấn mạnh rằng, sau thời gian, thứ quan trọng tiếp theo là đất. Thời gian thôi là chưa đủ, để cho một vụ mùa bội thu phải xem xét tình trạng của đất thật kĩ càng, xem có thật sự phù hợp hay không, thật sự tốt hay không? Từ đó, đưa ra phương pháp cải tạo đúng đắn, làm cho đất tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng trở lại. Qua đó, ta thấy rằng câu nói “Nhất thì nhì thục” chính là kinh nghiệm của người xưa truyền lại về nghề trồng lúa. Muốn có năng suất cao thì cần phải quan tâm tuyệt đối đến thời gian và tình trạng đất đai. Điều đó cũng cho thấy quan điểm của người xưa chính là làm gì cũng phải đặt tâm sức vào, kể cả là việc lớn hay việc nhỏ, việc đồng án thường nhật hay là việc nước lớn lao đều cần phải dụng tâm thì mới thu được kết quả tốt nhất và xứng đáng nhất.

Và câu “Nhất thì nhì thục” cũng làm cho ta như nhớ đến câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Đó cũng là một trong những kinh nghiệm về nghề trồng trọt. Tưởng chừng như hai câu ca dao này mâu thuẫn nhau nhưng thực chất lại đang bổ sung cho nhau. Câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đang nói đến thứ tự quan trọng của các yếu tố trong trồng trọt, đó là những yếu tố nhỏ , hằng ngày còn thời gian và đất là yếu tố lớn, xuyên suốt mùa vụ. Khi kết hợp hai kinh nghiệm trên, ta hiểu rằng người nông dân cần phải hiểu và kết hợp cả hai điều song song, cùng lúc. Có như vậy, mới tận dụng được triệt để những kinh nghiệm dân gian trong nông nghiệp, cải thiện đời sống. Bên cạnh đó, trong kho tàng văn hóa văn học Việt Nam vẫn còn vô số các câu ca dao, tục ngữ khác truyền tải thông điệp về kinh nghiệm trong trồng trọt đã giúp ích cho cuộc sống con người rất nhiều trong hàng nghìn năm nay

Bằng lối nói ngắn gọn nhưng xúc tích, sự đối sánh giữa hai vế trong câu đã tạo thành một câu ca dao mang tính giáo dục hoàn hảo, trở thành kinh nghiệm quý báu được lưu truyền qua hang thế kỷ và sẽ tồn tại mặc kệ dòng chảy khắc nghiệt của thời gian

[CHUẨN NHẤT] Nhất thì nhì thục là gì?

3. Một số câu tục ngữ liên quan đến lao động sản xuất

Dưới đây là 1 số câu tục ngữ được đúc kết những nhận xét về các hiện tượng thiên nhiên và nêu lên kinh nghiệm quý giá trong lao động sản xuất:

a. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

    Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

b. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

c. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

d. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.

e. Tấc đất, tấc vàng.

f. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

g. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

h. Nhất thì nhì thục.

icon-date
Xuất bản : 25/01/2022 - Cập nhật : 24/09/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads