logo

Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho những người đang cống hiến, quên mình cho nhân dân, tổ quốc

Tổng hợp dàn ý và các bài văn mẫu “Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho những người đang cống hiến, quên mình cho nhân dân, tổ quốc”. Với dàn ý và các bài văn mẫu do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dưới đây, các bạn sẽ có thêm nhiều tài liệu học tập môn Ngữ Văn hữu ích. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!


Yêu cầu chung:

- Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

- Triển khai vấn  nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc. 

- Sáng tạo: Cách diễn đat độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.

- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.


Dàn ý "Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên và nhận xét về tình cảm của tác giả…"

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

- Khái quát về nhân vật anh thanh niên : đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động với công việc thầm lặng.

2. Thân bài

a. Bước 1: Khái quát về công việc của anh thanh niên

- Anh thanh niên làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m.

- Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

=> Công việc đầy gian khổ, thách thức, đáng sợ hơn cả là phải đối diện với nỗi cô đơn "thèm người".

b. Bước 2:

* Cảm nhận nhân vật anh thanh niên:

Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc

- Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng.

- Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào 4 mốc thời gian là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.

- Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt:

+ Có mưa tuyết, trời tối đen, "gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới".

+ “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được".

=> Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa.

- Thái độ của anh với công việc:

+ Vui vẻ, hồ hởi chia sẻ về công việc của mình rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.

+ Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

=> Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách.

Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng

- Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính...

- Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.

- Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán, không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của mình: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi..."

Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống

- Là thanh niên, lại sống nơi heo hút, vắng người, nhưng anh không sống buông thả mà đã biết tổ chức cho mình một cuộc sống khoa học, văn hóa:

+ Căn phòng, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp;

+ Trồng hoa tô điểm cho cuộc sống của mình

+ Nuôi gà tăng gia sản xuất, phục vụ cho cuộc sống của chính mình

+ Thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà.

=> Anh thanh niên có tinh thần lạc quan, yêu đời, sống khoa học.

=> Anh thanh niên đã chiến thắng nỗi cô đơn và tạo cho mình một cuộc sống đẹp đẽ đầy ý nghĩa với một niềm yêu đơi, yêu cuộc sống say mê.

Luận điểm 4: Anh thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo

- Niềm vui được đón tiếp khách dào dạt trong anh, bộc lộ qua từng cử chỉ, nét mặt, lời nói:

+ Biếu bác lái xe củ tam thất.

+ Tặng bó hoa cho cô gái.

+ Tặng giỏ trứng gà cho ông họa sĩ.

- Anh thanh niên đã bộc bạch nỗi lòng, sẻ chia tâm sự với các vị khách một cách rất cởi mở, không hề giấu giếm.

=> Sự cởi mở, những lời tâm sự chân thành của anh thanh niên đã giúp xóa bỏ khoảng cách giữa họ, tạo mối tâm giao đầy thân tình, cảm động.

Luận điểm 5: Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép

- Khi ông họa sĩ bày tỏ ý muốn phác họa chân dung mình, anh từ chối vì tự thấy mình không xứng đáng với niềm cảm mến và sự tôn vinh ấy.

- Anh giới thiệu cho ông họa sĩ về ông kĩ sư ở vườn rau, nhà khoa học nghiên cứu sét...

=> Anh chỉ dám nhận phần nhỏ bé, bình thường so với bao nhiêu người khác.

* Tình cảm của tác giả:

- Qua nhân vật anh thanh niên, tác giả muốn gửi gắm tình cảm yêu mến, trân trọng và ngợi ca tới những người lao động chân chính, đang ngày ngày thầm lặng cống hiến cho đất nước

- Tác giả cũng thể hiện niềm tự hào và tình yêu nước qua việc đặt cái tên chung chung “anh thanh niên” ngầm khẳng định rằng trên khắp đất nước này có rất nhiều người lao động đáng trân quý như thế.

c. Bước 3. Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật được lí tưởng hóa từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc nhìn.

- Nhân vật được đặt trong tình huống đặc sắc:

+ Là thanh niên trẻ trung, sôi nổi, yêu đời nhưng lại làm việc ở một nơi heo hút, hẻo lánh và cô đơn.

+ Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa anh với ông họa sĩ, cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của anh.

- Không gọi nhân vật bằng tên cụ thể mà bằng đặc điểm giới tính, nghề nghiệp

- Khắc họa nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi.

3. Kết bài

- Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên.

- Liên hệ bản thân và rút ra bài học về sự cống hiến cho đất nước.

Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho những người đang cống hiến, quên mình cho nhân dân, tổ quốc

"Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên và nhận xét về tình cảm của tác giả…" - Mẫu 1

Nguyễn Thành Long là một trong số những nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi hiện đại nói riêng. Bằng lối viết nhẹ nhàng, giàu tình cảm cùng ngôn ngữ trong sáng, giàu chất thơ và những hình tượng nhân vật độc đáo, những sáng tác của Nguyễn Thành Long về cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước của dân tộc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", sáng tác năm 1970 là một trong số những sáng tác tiêu biểu của ông.

Trước hết, truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên Sa Pa đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả Nguyễn Thành Long đã tái hiện lại khung cảnh Sa Pa thật tuyệt "Nắng bất ngờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên những vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe,..." Bằng thủ pháp liệt kê kết hợp với biện pháp nhân hóa, tác giả Nguyễn Thành Long như đã làm hiện lên trước mắt người đọc những nét đặc trưng, độc đáo rất riêng của mảnh đất Sa Pa. Tất cả cảnh vật như mang cái hồn điệu, dáng vẻ của Sa Pa và không gian rộng lớn ấy như bừng sáng, lung linh, rực rỡ.

Và để rồi, trên cái nền của thiên nhiên Sa Pa thơ mộng ấy, nhà văn đã khắc họa thành công chân dung các nhân vật với những vẻ đẹp đáng trân trọng. Trước hết đó chính là nhân vật anh thanh niên - nhân vật chính của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa". Nhân vật anh thanh niên hiện lên với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Đầu tiên, ở anh thanh niên, ta thấy hiện lên một con người yêu nghề, luôn đam mê và hết mình vì công việc. Có lẽ vì yêu nghề nên anh thanh niên chấp nhận làm việc trong một điều kiện, hoàn cảnh đặc biệt và đầy sự khắc nghiệt của thiên nhiên, khí hậu. Anh sống và làm việc "trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo". Ở cái độ cao ấy, lại sống một mình nên với anh, công việc cũng chính là bạn của mình, "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi" và có lẽ bởi vậy nên anh luôn tìm thấy niềm vui, tìm thấy ý nghĩa trong chính công việc ấy - "báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Với tình yêu và niềm đam mê với công việc, anh luôn hoàn thành công việc của mình một cách xuất sắc. Dẫu trong hoàn cảnh nào, anh vẫn báo kết quả công việc về nhà đúng giờ, mỗi đêm bốn lần.

Thêm vào đó, anh thanh niên còn là một người luôn tràn đầy tình yêu cuộc sống và sống lạc quan trong mọi hoàn cảnh. Sống một mình trên đỉnh núi cao, chắc hẳn nhiều người nghĩ anh sẽ sống cô đơn lắm, buồn lắm nhưng với anh lại hoàn toàn khác bởi lẽ anh luôn biết cách tự tạo ra niềm vui cho bản thân mình bằng những công việc rất giản dị, đời thường như trồng đủ các loài hoa với muôn vàn màu sắc quanh ngôi nhà của mình, nuôi gà, nuôi ong,... Cùng với đó, anh còn chăm chỉ đọc sách để tìm niềm vui cho bản thân và làm tăng thêm vốn sống, vốn hiểu biết của mình. Đồng thời, anh còn là người biết sắp xếp căn phòng, cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, gọn gàng - "một căn nhà ba gian sạch sẽ khiến ông họa sĩ phải trầm trồ và bất ngờ".

Không dừng lại ở đó, anh thanh niên còn là một người chân thành, cởi mở và giàu lòng hiếu khách. Trong anh thanh niên luôn hiện hữu một "nỗi thèm người", muốn được trò chuyện cùng mọi người và vì vậy nên anh đã lấy khúc gỗ để chắn ngang đường để dừng những chuyến xe đi qua nơi đây. Khi gặp được người, anh vui mừng không xiết đến nỗi không thể làm chủ được cảm xúc của mình "anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến" hay "người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nói". Thêm vào đó, anh rất cởi mở, hiếu khách và quan tâm đến tất cả mọi người, cho dù đó là những người mới chỉ lần đầu gặp gỡ. Khi có khách đến nhà, anh hồ hởi pha trà, rồi lúc họ ra về anh còn tặng họ hoa, trứng và hoa quả để ăn dọc đường. Anh còn tặng cho bác lái củ tam thất cho vợ bác vì anh tình cờ biết được việc vợ bác bị bệnh.

Cuối cùng, anh thanh niên là một con người khiêm tốn. Mọi người, ai cũng biết, công việc của anh góp phần phục vụ cho sản xuất và lao động, tạo nên những bước chuyển mình cho đất nước mình. Nhưng anh lại cho rằng đó là công việc rất nhỏ bé, đơn sơ và giản dị. Chính vì vậy mà khi ông họa sĩ muốn được vẽ anh thì anh từ chối, e ngại và muốn được giới thiệu người khác mà với anh họ xứng đáng hơn mình.

Như vậy, có thể thấy anh thanh niên hiện lên với nhiều vẻ đẹp cao quý, anh là hiện thân cho thế hệ trẻ trong công cuộc đổi mới đất nước. Cùng với anh thanh niên, trong tác phẩm còn có sự xuất hiện của các nhân vật khác như ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe,... Mỗi người hiện lên với những vẻ đẹp khác nhau trong tâm hồn, trong lối sống và góp phần làm bật nổi chủ đề của tác phẩm.

Đầu tiên không thể không nói đến đó chính là nhân vật ông họa sĩ. Mặc dù không phải là nhân vật chính của tác phẩm nhưng ông họa sĩ lại là nhân vật giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi ông mang điểm nhìn trần thuật của tác giả. Suốt cả câu chuyện, dường như, tác giả đã đặt mình vào vị trí của ông để quan sát và cảm nhận. Đồng thời, ở ông họa sĩ cũng hiện lên nhiều vẻ đẹp. Ông là một người họa sĩ chân chính, nghiêm túc, say mê và không ngần ngại khó khăn để đi tìm cái đẹp "Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại của cuộc đời... Đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc và gian nan". Thêm vào đó, khi gặp anh thanh niên, chứng kiến công việc và cuộc sống của anh, ông họa sĩ xúc động và bối rối còn trước vẻ đáng yêu của anh, ông lại thấy "nhọc quá" vì những điều người ta nghĩ về anh. Những cảm xúc, suy tư của ông họa sĩ về nhân vật anh thanh niên đã góp phần cho chân dung nhân vật anh thanh niên hiện lên sáng rõ.

Cùng với ông họa sĩ, nhân vật cô kĩ sư cũng là nhân vật để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc. Cô chính là hiện thân, là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ. Cuộc gặp gỡ bất ngờ cũng những câu chuyện, những lời tâm sự của anh thanh niên đã khiến cô cảm thấy "bàng hoàng", giúp cô hiểu hơn về anh, về những con người như anh và có lẽ đó chính là động lực, là niềm tin để cô có thể tự tin vững bước trên con đường cô đã lựa chọn.

Cuối cùng, đó chính là nhân vật bác lái xe. Nhân vật bác lái xe xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm và cũng là người tạo ra cuộc gặp gỡ bất ngờ, thú vị giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư. Bác là một người yêu nghề và có trách nhiệm với công việc, bác đã làm nghề lái xe ba mươi năm và có vốn hiểu biết phong phú về Sa Pa. Bác còn là một người niềm nở và cởi mở và có tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Sa Pa. Đồng thời, bác còn là cầu nối giữa anh thanh niên với miền xuôi, với cuộc đời - bác mua sách cho anh thanh niên, giới thiệu với anh những người bạn mới,...

Tóm lại, với cách xây dựng tình huống truyện tự nhiên, hợp lí, lời văn mượt mà, giàu chất thơ, truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" đã khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động âm thầm, lặng lẽ trong công cuộc xây dựng xã hội mới.


"Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên và nhận xét về tình cảm của tác giả…" - Mẫu 2

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một truyện ngắn hay. Với cốt truyện đơn giản xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sapa, đã để lại trong lòng người đọc một niềm sung sướng, thú vị. Vì thế có ý kiến cho rằng:

“Đọc truyện’’ Lặng lẽ Sa Pa “của nguyễn thành Long tuổi trẻ chúng ta cảm nhận được bao điều bổ ích và thú vị: Cuộc đời thật đẹp và đáng yêu. Xung quanh ta có biết bao nhiêu con người đẹp, tâm hồn họ, việc làm của họ làm ta cảm phục, kính yêu.

Truyện lặng lẽ Sapa “gần như không cốt truyện. Một anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu và sống đơn độc trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn trăm mét. Công việc của anh bình thường nhưng vô cùng quan trọng góp phần phục vụ cho sản xuất và chiến đấu. Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông họa sĩ già,cô kĩ sư trẻ với anh đã làm nổi bật mẫu người lí tưởng và để lại một cuộc chia tay đầy lưu luyến.

Cuộc đời của anh thanh niên cũng như ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ đo xét trong truyện thất đẹp và đáng yêu.

Anh thanh niên còn rất trẻ vậy mà chấp nhận một cuộc sống lẻ loi cô độc trên đỉnh núi cao quanh năm chỉ làm bạn với cỏ cây, mây mù SaPa. Anh biết tự tạo cho mình có một có một cuộc bình thường:Trồng hoa, nuôi gà, đọc sách. Mặt dù ở môt nơi quanh năm vắng bóng người nhưng vẫn làm tròn nhiệm vụ một cách hoàn hảo, bởi vì anh có tinh thần trách nhiệm, ý thức vai trò của người thanh niên đối với đất nước, với con người. Ông kĩ sư vườn rau SaPa với công việc lặng thầm tưởng như bình thường nhưng lại có sức đóng góp cao: Thụ phấn nhân tạo cho su hào được to hơn, ngọt hơn để phục vụ cho đời sống con người. Còn người cán bộ khoa học nghiên cứu xét đã 11 năm ròng chờ xét để hoàn thành bản đồ xét hầu tìm tài nguyên cho đất nước. 

Đó là những con người sống làm việc, cống hiến hết sức mình cho đời, cho nhân dân. Đúng như Nguyễn Thành Long đã nhận định: Trong cái lặng im của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

Trong cuộc sống hôm nay, giữa thời kỳ kinh tế thị trường, những mẫu người lý tưởng ấy thật hiếm. Nếu như ai cũng biết suy nghĩ và làm việc như vậy thì đáng quý biết bao.

Hình ảnh những con người ở Sa Pa thật đáng để mọi người đang bon chen giành giật, vun vén cho quyền lợi cá nhân mình đều suy nghĩ. Những con người ấy đã tạo thành cái thế giới của con người miệt mài lao động trong lặng lẽ mà khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.

>>> Xem thêm: Quan niệm về hạnh phúc của anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long là gì?

---/---

Thông qua dàn ý và một số bài văn mẫu “Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho những người đang cống hiến, quên mình cho nhân dân, tổ quốc” tiêu biểu được Top lời giải tuyển chọn từ những bài viết hay, xuất sắc nhất. Mong rằng các em sẽ có khoảng thời gian vui vẻ và hữu ích khi học môn Văn!

icon-date
Xuất bản : 30/05/2022 - Cập nhật : 30/05/2022