logo

Nhận xét về nhà thơ Thanh Hải

Nhà thơ Thanh Hải được sinh ra và lớn lên tại một vùng quê của Thừa Thiên Huế. Có lẽ vì thế mà trong con người ông đậm chất mộng mơ và thơ ca của con người xứ Huế. Ông tham gia vào cách mạng khá sớm và sáng tác nhiều bài thơ trong thời chiến. Có lẽ vì vậy mà ông được coi là nhà thơ cách mạng. Dưới đây là Nhận xét về nhà thơ Thanh Hải, mời các bạn tìm hiểu nhé!


Nhận xét về nhà thơ Thanh Hải

Trả lời:

Nhà thơ Thanh Hải (1930 - 1980) là bút danh của Phạm Bá Ngoãn, quê ở Phong Điền, thuộc Thừa Thiên – Huế. Ông là người có công lớn thắp sáng ngọn lửa thi ca cách mạng trong lòng miền Nam trong những năm dài đen tối, đầy máu và nước mắt dưới ách thống trị tàn bạo của anh em Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mĩ.

Thanh Hải là nhà thơ cách mạng. Cái tôi của nhà thơ cách mạng có đặc điểm nổi bật là thường gắn liền, hài hòa với “cái ta” của cộng đồng, gắn với "nhân dân, đất nước”. 

Thơ Thanh Hải được đông đảo bạn đọc biết đến từ năm 1962… Thơ Thanh Hải khi ấy được cả miền Bắc nâng niu, coi đó là tiếng nói nhớ thương, niềm khát khao đoàn tụ của miền Nam xa cách. Từ đó, những bài thơ Thanh Hải liên tục được giới thiệu trên báo chí miền Bắc

Nói đến thơ Thanh Hải là ta nói đến thơ đa giọng điệu. Thơ ông vừa có nốt trầm xao xuyến, lại vừa là hiệu triệu của Tổ quốc. Thơ ông vừa có cái tâm tình xe xót của bà mẹ, giọng kể của nhiều người,… Tất cả đã làm nên đa giọng trong thơ ông.

[CHUẨN NHẤT] Nhận xét về nhà thơ Thanh Hải

>>> Xem thêm: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải


Tiểu sử về nhà thơ Thanh Hải

Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn (1930 -1980). Ông sinh ra và lớn lên tại xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông xuất thân trong một gia đình trí thức nghèo. Cha làm nghề dạy học, mẹ làm nông dân.

Ông là người anh cả trong gia đình gồm 3 người anh em. Hai người em của ông là Phạm Bá Liên và Phạm Bá Chất đều là những người đóng góp cho cách mạng nhưng không được nhắc đến nhiều bằng người anh trai của mình.

Nhà thơ Thanh Hải năm 17 tuổi đã tham gia vào cách mạng ở khu vực huyện Hương Thủy và làm chính trị viên cho Đoàn văn công Thừa Thiên Huế.

Trong những năm 1954 – 1964, ông ở lại quê hương để hoạt động cách mạng và làm cán bộ tuyên huấn của tỉnh. Năm 1964 -1967, ông được đảm nhận để phụ trách báo Cờ giải phóng của Thành phố Huế. Sau đó ông, tham gia và làm Ủy viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Chi hội phó hội văn nghệ giải phóng Bình Trị Thiên.

Từ sau năm 1975, nhà thơ Thanh Hải được giữ chức vụ Tổng thư ký hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, đồng thời là Ủy viên thường vụ thuộc Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.

Thanh Hải được biết đến là một trong những nhà thờ thắp lên ngọn lửa thi ca Cách Mạng trong lòng mọi người dân Miền Nam trong suốt những thời kỳ đen tối, đầy trong đó là máu và nước mắt dưới ách thống trị dã man và tàn bạo của Ngô Đình Diệm và lũ tay sai của Đế Quốc Mỹ.

Sau thời hòa bình của đất nước, nhà thơ Thanh Hải sống được vỏn vẹn 5 năm thì ông mắc phải căn bệnh xơ gan cổ trướng hiểm nghèo. Trong thời gian nằm viện, ông đã viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, đây là một trong những bài thơ được in trong tập Huế mùa xuân và được nhiều người biết đến. Ông qua đời vào 15/12/1980.


Về phong cách sáng tác

Thanh Hải là một trong những nhà thơ nổi bật trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Thơ của Thanh Hải giàu ngôn ngữ trong sáng, cảm xúc tha thiết chân thành và lắng đọng. Thơ của ông luôn bình dị, nhẹ nhàng nhưng lại thấm đẫm triết lý sống, thể hiện được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả.

Bên cạnh đó, trong thơ ca của ông còn có hình ảnh người phụ nữ, đó là những cô thiếu niên xung phong, người mẹ, người vợ, anh em liên giao. Người mẹ trong thơ ca của ông được hiện lên rất đẹp. Người mẹ trong kháng chiến của ông không phải là người giữ vai trò hậu phương vững chắc mà người mẹ ấy trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước.

Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Thanh Hải là bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980, lúc này ông đang vật lộn trên giường bệnh, một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ mang một triết lý sống sâu sắc, không khô khan như những lời giáo huấn đạo lí mà Thanh Hải viết nó bằng chính cảm xúc thực của mình. Giọng thơ nhẹ nhàng và hình ảnh rất đỗi bình dị thế nên nó cũng rất dễ đi vào lòng người, thức tỉnh được những ước mơ, cách sống đẹp của mỗi một con người. Mùa xuân nho nhỏ giống như một ước nguyện của chính tác giả đó là được hòa mình vào mùa xuân của đất nước, vào mùa xuân bất tận của đất trời.


Nguồn cảm hứng của nhà thơ Thanh Hải

Nhà thơ Thanh Hải được biết đến là một nhà thơ Cách mạng nên nguồn cảm hứng sáng tác của ông hầu như đều là những gì thuộc về kháng chiến.

Đầu tiên là hình ảnh người chiến sĩ trung kiên đầy xúc động. Khi viết về họ, nhà thơ dành cho họ những lời yêu mến, kính trọng và xót xa. Đó là những con người đẹp nhất. Chính vì vậy đã có người gọi thơ ông là thơ về những người đồng chí trung kiên. Những nhân vật ấy được nhà thơ miêu tả một cách cụ thể thông qua từng bài thơ.

Nhà thơ Thanh Hải không viết nhiều và không kể nhiều, ông chỉ có một số ít bài nói về các anh hùng, chiến sĩ. Tuy nhiên, người đọc đã nhìn thấy được sự khâm phục và lòng ngợi ca mà ông dành cho họ. Ông muốn truyền tải đến thế hệ mai sau phải biết ơn và trân trọng những gương mặt người chiến sĩ trung kiên ấy.

Nguồn cảm hứng của nhà thơ Thanh Hải là vị cha già của dân tộc Hồ Chí Minh. Nhà thơ đã thể hiện rất thành công khi viết về hình ảnh Bác Hồ đã dành tình cảm cho đồng bào miền Nam. Tác giả đã gửi gắm nỗi nhớ thương của mình cũng như tất cả các đồng chí khác và toàn thể nhân dân miền Nam cho Bác, khi Bác chưa kịp vào thăm miền Nam ruột thịt mà đã phải ra đi về cõi vĩnh hằng.

Không chỉ dừng lại ở đó, hình ảnh người mẹ, người vợ, những người phụ nữ đã hi sinh trong thời kì kháng chiến cũng là nguồn cảm hứng của nhà thơ Thanh Hải.

Trong lòng nhà thơ luôn chứa đựng tình yêu quê hương tha thiết. Ông giới thiệu đến người đọc hình ảnh đẹp đẽ của quê hương đất nước bằng những vần thơ tự nhiên nhưng thơ mộng. Tác giả đã thổi hồn vào những hình ảnh tưởng như rất đỗi bình thường, tạo cho quê hương mình một nét rất riêng và đặc biệt.


Những tác phẩm tiêu biểu

- Trong suốt 50 năm cuộc đời của ông, Thanh Hải có 6 tập thơ:

+ Những đồng chí trung kiên (1962).

+ Dấu võng Trường Sơn (1977).

+ Huế mùa xuân (tập 1-1970, tập 2-1975) tập thơ.

+ Mùa xuân nho nhỏ (11/1980), khoảng 1 tháng trước khi ông qua đời. Lúc đó ông đang ốm nặng và phải điều trị ở bệnh viện Bạch Mai.

+ Ánh Mắt (1956).

+ Mưa xuân đất này (1982) tập thơ.

icon-date
Xuất bản : 29/05/2022 - Cập nhật : 29/05/2022