logo

Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm

Câu hỏi: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm 

A. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.

B. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.

C. Thế giới hữu cơ của môi trường và là những mỗi quan hệ giữa các sinh vật với nhau.

D. Thực vật, động vật và con người.

Trả lời: 

Đáp án đúng : C. Thế giới hữu cơ của môi trường và là những mỗi quan hệ giữa các sinh vật với nhau.

Giải thích: 

- Nhân tố hữu sinh là tổng hợp những chất hữu cơ có trong môi trường xung quanh. Đây được gọi là những mối quan hệ của một hay nhiều sinh vật này kết hợp với những sinh vật hoặc nhóm khác.

- Vậy nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và là những mỗi quan hệ giữa các sinh vật với nhau. 

- Loại bỏ các đáp án khác vì chưa bao gồm mỗi quan hệ giữa các sinh vật có tác động quan trọng lên đời sống của chúng. 

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về các nhân tố sinh thái nhé! 


Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm 

- Nhân tố sinh thái hay còn gọi là nhân tố môi trường. Là những yếu tố trong môi trường có tác động đến quá trình sống của sinh vật, dù trực tiếp hay gián tiếp. Những tác động này làm thay đổi tập tính của các loài sinh vật. Giúp chúng thích nghi với môi trường sống, từ đó hình thành những đặc điểm riêng.

- Trong môi trường, các nhân tố có thể bị tác động lẫn nhau bởi một hay nhiều nhân tố khác. Tất cả tạo thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật. Theo thời gian, đa số các nhân tố đều có sự thay đổi dù ít hay nhiều.

- Dựa theo khái niệm nhân tố sinh thái, người ta chia chúng thành 2 loại chính gồm: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh. Giữa các nhân tố vô sinh và hữu sinh lúc nào cũng có sự tương tác chặt chẽ với nhau.

- Nhân tố vô sinh là những nhân tố về những tính chất hóa học, vật lý của môi trường xung quanh sinh vật. Nó nhân tố vô sinh bao gồm:

+ Các chất vô cơ (nước, muối, các loại khí) ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, lượng mưa, gió,….

+ Các chất hữu cơ trong cơ thể của sinh vật: Chất thải, bã, lông rụng, mùn,…

[CHUẨN NHẤT] Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm

- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: Là mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh, trong đó con người là nhân tố sinh thái có tác động rất lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh gồm các nhân tố sống có tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái. Bao gồm con người và các loại sinh vật. Nhân tố này còn được gọi là quần xã sinh vật với 3 nhóm chính như sau:

+ Sinh vật sản xuất: phổ biến nhất là các loại thực vật quang hợp, như cây xanh, tảo dưới nước, vi khuẩn có khả năng quang hợp…

+ Sinh vật tiêu thụ: chủ yếu là các sinh vật dị dưỡng, bao gồm: động vật ăn thực vật, động vật ăn thực vật, động vật ăn mùn, bã.

+ Sinh vật phân giải: chủ yếu là nấm và các loại vi khuẩn, có nhiệm vụ phân hủy chất hữu cơ thành vô cơ cần thiết cho sự phát triển hệ sinh thái.

- Trong các nhân tố hữu sinh thì con người là nhân tố được tách ra độc lập. Vì có sự tác động đến tự nhiên một cách có ý thức và quy mô đặc trưng. Đây cũng là nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất đến môi trường sinh thái và các loài sinh vật. Những hành động của con người có thể làm biến đổi điều kiện môi trường sống, sự sinh trưởng, phát triển của các loài động vật, thực vật. Con người sở hữu ý thức và trí thông minh hơn bất kỳ loài sinh vật nào khác


Mối liên hệ chặt chẽ giữa các nhân tố sinh thái

- Các nhân tố sinh thái luôn có sự tác động chặt chẽ lẫn nhau trong môi trường. Trong đó mỗi một nhân tố đóng một vai trò khác nhau. Quan hệ giữa sinh vật với môi trường là mối quan hệ qua lại: môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái ​

- Ví dụ như hoạt động quang hợp của thực vật phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu và ánh sáng; nhiệt độ làm thay đổi tập tính của các loài động vật…

- Khi điều kiện môi trường thay đổi, các nhân tố cũng sẽ thay đổi theo để thích nghi với môi trường sống bằng cách có sự tiến hóa hơn như tự đóng băng cơ thể, đóng kén cơ thể, thay đổi huyết tính, tự tản nhiệt… 

- Ví dụ như ở vùng ôn đới, động vật hằng nhiệt sẽ có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Tuy nhiên các bộ phận như tai, đuôi, chi… lại bé hơn.

icon-date
Xuất bản : 16/07/2021 - Cập nhật : 04/12/2022