logo

Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm có sách dịch nhan đề trên là Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vậy có gì khác nhau?... | Bài 2 trang 165 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (soạn 3 cách)

Bài 2 (trang 165 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm (y: chữa bệnh, thầy thuốc; thiện: giỏi, tốt, lành; dụng: dùng, đem dùng; tâm: lòng, tấm lòng). Có sách dịch nhan đề trên là Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vậy có gì khác nhau? Em tán thành cách nào? Lí do?

Soạn cách 1

Cách dịch thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng:

- Nhan đề này khẳng định cái tài và cái đức của thầy thuốc, là thầy thuốc giỏi không chỉ đánh giá về chuyên môn mà còn cả tấm lòng, thầy thuốc đi liền với lương y.

-  Đặc biệt, sử dụng từ "cốt là" nhấn mạnh vào vai trò của y đức, nhân cách, bản chất thiện lương của người làm nghề y. Dù là người có tay nghề giỏi đến đâu mà không có sự thương người cứu độ, cứ nạn thì cũng không được coi là thầy thuốc giỏi.  Cách dịch này đề cao, xem trọng vai trò của y đức hơn cả chuyên môn.

- Cái tài và cái đức phải song hành cùng nhau, giống như Bác Hồ đã nói «Người có tài mà không có đức là người vô dụng, kẻ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó »

Cách dịch thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì không nhấn mạnh được nội dung cần biểu đạt về lòng nhân hậu.

Soạn cách 2

Nhan đề có từ “cốt nhất” rất hay và sâu sắc hơn vì nhấn mạnh tầm quan trọng của đức độ người thầy thuốc.

Soạn cách 3

Theo em thấy, nhan đề “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" phù hợp hơn. Bởi nếu dùng như nhan đề còn lại thì sẽ không đề cao được triệt để chuyên môn của nghề lang y. Mà trong khi đó, một lang y giỏi là phải có cả chuyên môn tốt mới có thể cứu mọi người.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021