logo

Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế nào? Hãy so sánh nội dung đó với nội dung trong lời thề Hi-pô-cờ-rát được trích ở phần đọc thêm | Bài 1 trang 165 Ngữ Văn 6


Soạn bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (soạn 3 cách)

Bài 1 (Trang 165 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế nào? Hãy so sánh nội dung đó với nội dung trong lời thề Hi-pô-cờ-rát được trích ở phần đọc thêm.

Soạn cách 1

Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người:

- Thứ nhất là người thầy thuốc có chuyên môn giỏi, dành hết tâm huyết cho nghề.

- Thứ hai là có lòng đức độ, biết thương xót dân nghèo, người bệnh. Đây cũng là cái cốt làm lên một thầy thuốc giỏi, vừa giỏi nghề vừa có lòng.

→ Tuy nhiên, lòng nhân đức của Thái y lệnh không chỉ thể hiện trong việc cứu người đàn bà nguy kịch mà còn thông qua việc chữa trị cho người cơ hàn, cứu sống mạng người lúc đói kém. Tấm lòng y đức luôn luôn sẵn sàng để giúp đỡ dân tình, ông thương dân nghèo, ông giúp họ, không chỉ chữa bệnh mà còn cho họ cái ăn, cho họ cái ở.

Soạn cách 2

- Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của vua Trần Anh Vương phải giỏi cả về nghề nghiệp lẫn lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ.

- So sánh với lời thề Hi-pô-cờ-rát, đều đề cao chữ “tâm”, đó thể hiện tấm lòng của người thầy thuốc với người nghèo khổ, riêng sự mong mỏi của Trần Anh Vương còn yêu cầu về tay nghề người thầy thuốc phải giỏi.

Soạn cách 3

- Một bậc lương y chân chính theo sự mong mỏi của Trần Anh Vương trước hết là phải có lòng thương dân, tận tâm với nghề sau mới là chuyên môn.

- Lời thề Hi-pô-cờ-rát nhấn mạnh đến cái tâm của người thầy thuốc, còn trong truyện trên còn nhấn mạnh cả tài năng, bản lĩnh trong công việc.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021