Câu trả lời chính xác nhất: Nhận biết tính hợp pháp trong chia sẻ thông tin số sau:
Ngày 19/10/2021 Sở Thông tin Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với diễn viên T vì đã đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về việc chữa trị COVID – 19 bằng sản phẩm từ giun đất (địa long), cụ thể đã viết thông tin “ca mắc COVID 19 âm tính sau 5 ngày uống địa long” trên trang Facebook của mình. Em hãy tham khảo Điều 101 Nghị định 15/2020/ND – CP và cho biết hành vi trên diễn viên T bị xử phạt theo quy định tại khoản mấy, điểm nào.
=> Hành vi trên diễn viên T bị xử phạt theo quy định tại: Điểm b Khoản 1 Điều 101.
“ Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;...”
Các bạn hãy cùng Top lời giải đến với bài mở rộng về thông tin số và tính hợp pháp trong chia sẻ thông tin số ngay sau đây nhé.
Thông tin là sự thật, suy nghĩ hoặc dữ liệu được truyền đạt hoặc mô tả thông qua nhiều phương tiện khác nhau, như thông tin liên lạc bằng văn bản, bằng miệng, hình ảnh và âm thanh. Đó là kiến thức được chia sẻ hoặc thu được thông qua học tập, hướng dẫn, điều tra hoặc tin tức và bạn chia sẻ nó thông qua hành động giao tiếp, dù bằng lời nói, không lời nói, bằng hình ảnh hoặc thông qua chữ viết. Thông tin có nhiều tên khác nhau, bao gồm thông tin tình báo, thông điệp, dữ liệu, tín hiệu hoặc sự thật.
Thông tin số được định nghĩa tại Khoản 11 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin đó là:
Sản phẩm nội dung thông tin số bao gồm các văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh được thể hiện dưới dạng thông tin số, được lưu giữ, truyền đưa trên môi trường mạng.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì sản phẩm nội dung thông tin số hiện nay bao gồm các loại sản phẩm sau:
a) Giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập dưới dạng điện tử;
b) Sách, báo, tài liệu dưới dạng số;
c) Các loại trò chơi điện tử bao gồm trò chơi trên máy tính đơn, trò chơi trực tuyến, trò chơi trên điện thoại di động; trò chơi tương tác qua truyền hình;
...
Hiểu một cách đơn giản, thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số.
Thông tin không tồn tại ở dạng vật chất có thể bảo vệ trực tiếp được, việc bảo vệ thông tin phải thực hiện một cách gián tiếp tức là phải bảo vệ vật mang tin và các thành phần trong hệ thống xử lý thông tin. Ví dụ, trong một hệ thống thông tin nếu muốn bảo vệ thông tin ta sẽ phải bảo vệ đồng thời các phần cứng, phần mềm, mạng, vật lý, nhân lực… Trường hợp thông tin thể hiện trên vật mang tin là giấy thì cần phải bảo vệ các phương tiện lưu trữ bảo quản thông tin đó.
Có thể coi thông tin số là các thông tin được “tạo lập” bằng các phương pháp dùng tín hiệu số (Luật CNTT) hay thông tin được xử lý trên các hệ thống thông tin số.
Việc ghép từ “thông tin” với từ “số” thành thuật ngữ “ thông tin số” sẽ làm thu hẹp phạm vi điều chỉnh và dễ gây hiểu lầm do trong quá trình xử lý, truyền nhận thông tin sẽ tồn tại ở các giai đoạn “số” và “không số hóa”, câu hỏi ở đây là lúc thông tin không ở dạng số mà ở dạng tín hiệu liên tục (tần số, tín hiệu quang điện…) thì có quy định bảo vệ hay không? Nếu không quy định thì phạm vi điều chỉnh của Luật bị thu hẹp. Nếu coi là có đề cập đến thì chưa đủ sức thuyết phục.
Tính hợp pháp trong chia sẻ thông tin số được quy định cụ thể trong Nghị định 15/2020/ND – CP: Một số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Nhận biết tính hợp pháp trong chia sẻ thông tin số sau:
Ngày 19/10/2021 Sở Thông tin Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với diễn viên T vì đã đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về việc chữa trị COVID – 19 bằng sản phẩm từ giun đất (địa long), cụ thể đã viết thông tin “ca mắc COVID 19 âm tính sau 5 ngày uống địa long” trên trang Facebook của mình. Em hãy tham khảo Điều 101 Nghị định 15/2020/ND – CP và cho biết hành vi trên diễn viên T bị xử phạt theo quy định tại khoản mấy, điểm nào.
=> Hành vi trên diễn viên T bị xử phạt theo quy định tại: Điểm b Khoản 1 Điều 101.
“ Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;...”
-------------------------------
Trên đây Top lời giải đã mang tới cho bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Nhận biết tính hợp pháp trong chia sẻ thông tin số và một số kiến thức liên quan tới thông tin số. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. Chúc các bạn học tốt!