Câu trả lời chính xác nhất: Nhận biết tính an toàn trong chia sẻ thông tin số sau:
Theo em những biện pháp nào giúp chia sẻ thông tin một cách an toàn trong môi trường số?
1) Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân (họ và tên, ngày sinh, số điện thoại, ảnh, địa chỉ nhà riêng,...) của bản thân hay của người khác trên mạng xã hội.
2) Đặt và sử dụng mật khẩu mạnh cho các tài khoản mạng như email hay mạng xã hội. Thay đổi mật khẩu sau một thời gian sử dụng.
3) Trên mạng xã hội, đặt những thông tin cá nhân ở chế độ Ẩn.
4) Khi đăng bài trên mạng xã hội, nên lựa chọn những đối tượng có thể xem được bài thay vì để chế độ Công khai khiến cho ai cũng xem được.
5) Luôn nhớ rằng mọi kênh thông tin trên Internet đều có thể bị nghe lén, mọi email và tin nhắn đều có thể giả mạo. Vì vậy, không nên gửi những thông tin quan trọng qua mạng dù là cho người thân nhất.
6) Hạn chế thực hiện việc đăng nhập trên máy tính lạ hoặc thông qua mạng Wi – Fi không đáng tin cậy, chẳng hạn ở quán cà phê hay khách sạn.
7) Tin tưởng hoàn toàn các địa chỉ bắt đầu bằng http://...
=> Đáp án: 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Các bạn hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về thông tin số cũng như tính an toàn trong chia sẻ thông tin số qua bài mở rộng dưới đây nhé.
Có rất nhiều khái niệm thông tin nhưng khái niệm thông tin là gì chính xác nhất đó là:
Thông tin là những gì con người thu nhận được từ thế giới xung quanh như sự vật, sự kiện,…Thông tin đem lại nhiều kiến thức, sự hiểu biết cho con người.
Về mặt truyền thông, thông tin được thể hiện dưới dạng nội dung của tin nhắn hoặc thông qua sự quan sát trực tiếp, gián tiếp. Thông tin cũng có thể được mã hóa thành nhiều dạng khác nhau để truyền và giải thích.
=> Tựu chung, khái niệm về thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng của thế giới khách quan, các hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Điều cơ bản là con người sẽ tiếp nhận thông tin để làm tăng hiểu biết cho mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng.
Thông tin số được định nghĩa tại Khoản 11 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin đó là:
Sản phẩm nội dung thông tin số bao gồm các văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh được thể hiện dưới dạng thông tin số, được lưu giữ, truyền đưa trên môi trường mạng.
Theo quy định pháp luật hiện hành thì sản phẩm nội dung thông tin số hiện nay bao gồm các loại sản phẩm sau:
a) Giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập dưới dạng điện tử;
b) Sách, báo, tài liệu dưới dạng số;
c) Các loại trò chơi điện tử bao gồm trò chơi trên máy tính đơn, trò chơi trực tuyến, trò chơi trên điện thoại di động; trò chơi tương tác qua truyền hình;
...
Hiểu một cách đơn giản, thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số.
Thông tin không tồn tại ở dạng vật chất có thể bảo vệ trực tiếp được, việc bảo vệ thông tin phải thực hiện một cách gián tiếp tức là phải bảo vệ vật mang tin và các thành phần trong hệ thống xử lý thông tin. Ví dụ, trong một hệ thống thông tin nếu muốn bảo vệ thông tin ta sẽ phải bảo vệ đồng thời các phần cứng, phần mềm, mạng, vật lý, nhân lực… Trường hợp thông tin thể hiện trên vật mang tin là giấy thì cần phải bảo vệ các phương tiện lưu trữ bảo quản thông tin đó.
Có thể coi thông tin số là các thông tin được “tạo lập” bằng các phương pháp dùng tín hiệu số (Luật CNTT) hay thông tin được xử lý trên các hệ thống thông tin số.
Việc ghép từ “thông tin” với từ “số” thành thuật ngữ “ thông tin số” sẽ làm thu hẹp phạm vi điều chỉnh và dễ gây hiểu lầm do trong quá trình xử lý, truyền nhận thông tin sẽ tồn tại ở các giai đoạn “số” và “không số hóa”, câu hỏi ở đây là lúc thông tin không ở dạng số mà ở dạng tín hiệu liên tục (tần số, tín hiệu quang điện…) thì có quy định bảo vệ hay không? Nếu không quy định thì phạm vi điều chỉnh của Luật bị thu hẹp. Nếu coi là có đề cập đến thì chưa đủ sức thuyết phuc.
Quy chế về chia sẻ thông tin số được quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 64/2007/NĐ-CP cụ thể như sau:
a) Bảo đảm các yêu cầu về an toàn thông tin theo quy định của Điều 41 Nghị định này;
b) Đồng bộ với quy chế về xây dựng, quản lý khai thác, bảo vệ và duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các Bộ, cơ quang ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Không thu nhập lại những thông tin số đã được cơ quan nhà nước khác cung cấp, chia sẻ nếu nội dung thông tin số đó là chính xác, đáng tin cậy, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Bảo vệ bí mật cá nhân, quyền sở hữu trí tuệ.
1) Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân (họ và tên, ngày sinh, số điện thoại, ảnh, địa chỉ nhà riêng,...) của bản thân hay của người khác trên mạng xã hội.
2) Đặt và sử dụng mật khẩu mạnh cho các tài khoản mạng như email hay mạng xã hội. Thay đổi mật khẩu sau một thời gian sử dụng.
3) Trên mạng xã hội, đặt những thông tin cá nhân ở chế độ Ẩn.
4) Khi đăng bài trên mạng xã hội, nên lựa chọn những đối tượng có thể xem được bài thay vì để chế độ Công khai khiến cho ai cũng xem được.
5) Luôn nhớ rằng mọi kênh thông tin trên Internet đều có thể bị nghe lén, mọi email và tin nhắn đều có thể giả mạo. Vì vậy, không nên gửi những thông tin quan trọng qua mạng dù là cho người thân nhất.
6) Hạn chế thực hiện việc đăng nhập trên máy tính lạ hoặc thông qua mạng Wi – Fi không đáng tin cậy, chẳng hạn ở quán cà phê hay khách sạn.
----------------------------------
Trên đây là phần trình bày đáp án chính xác nhất của Top lời giải mang tới cho câu hỏi Nhận biết tính an toàn trong chia sẻ thông tin số và một số kiến thức liên quan tới thông tin số. Chúc các bạn vận dụng tốt và đạt được kết quả học tập cao.