logo

Nhận biết NH3

Câu hỏi: Nhận biết NH

Lời giải: 

Amoniac là một hợp chất vô cơ được cấu tạo từ 3 nguyên tử nitơ và 1 nguyên tử hidro tạo thành liên kết kém bền.

Thuốc thử để nhận biết khí NH3 là quỳ tím ẩm vì NH3 làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh 

Cùng Top lời giải tìm hiểu về NH3- Amoniac nhé.


1. Amoniac là gì ? Cấu tạo phân tử của NH3

Amoniac bắt nguồn từ tiếng Pháp ammoniac và được phiên dịch ra tiếng việt là a-mô-ni-ắc. Đây là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử là NH3. Amoniac là một hợp chất vô cơ được cấu tạo từ 3 nguyên tử nitơ và 1 nguyên tử hidro tạo thành liên kết kém bền.

Theo như hình trên, Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp, với nguyên tử nitơ ở đỉnh liên kết cộng hóa trị với 3 nguyên tử hidro ở đáy tam giác. Do nitơ có ba electron độc thân nên có thể tạo 3 liên kết cộng hóa trị trên với hidro (Ba liên kết N – H đều là liên kết cộng hóa trị có phân cực: Ở N có dư điện tích âm, ở các nguyên tử H có dư điện tích dương).

[CHUẨN NHẤT] Nhận biết NH3

2. Các tính chất của NH3

Amoniac (NH3) cũng như nhiều hóa chất khác đều mang trong mình tính chất hóa học và cả tính chất vật lý.

a. Tính chất vật lý của Amoniac

Amoniac thường tồn tại ở dạng khí, không màu, có mùi hôi khó chịu. Nồng độ Amoniac lớn có thể gây chết người.

Amoniac có độ phân cực lớn do phân tử NH3 có cặp electron tự do và liên kết N–H bị phân cực. Do đó NH3 là chất dễ hoá lỏng.

Dung dịch Amoniac là dung môi hoà tan tốt: NH3 hoà tan các dung môi hữu cơ dễ hơn nước do có hằng số điện môi nhỏ hơn nước. Kim loại kiềm và các kim loại Ca, Sr, Ba có thể hòa tan trong NH3 lỏng tạo dung dịch xanh thẫm.

b. Tính chất hóa học Amoniac

– Amoniac có tính khử

– Amoniac kém bền bởi nhiệt, nó có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao theo phản ứng hóa học:

2NH3 → N2 + 3H2      N2 + 3H2 → 2NH3

– Amoniac tác dụng với ion kim loại chuyển tiếp tạp ion phức:

2NH3 + Ag+ → [Ag(NH3)2]+

– Amoniac Nguyên tử hidro trong amoniac có thể bị thế bởi nguyên tử kim loại kiềm hoặc nhôm:

2NH3 + 2Na →  2NaNH2 + H2 (350 °C)

2NH3 + 2Al → 2AlN + 3H2 (800-900 °C)

– Amoniac tác dụng với dung dịch muối: Dung dịch amoniac có khả năng tạo kết tủa nhiều hidroxit kim loại khí tác dụng.

– Amoniac do tính bazơ nên dung dịch amoniac làm cho quỳ tím hóa xanh còn dung dịch phenolphlatein từ màu chuyển thành hồng. Do đó để phát hiện amoniac, người ta dùng quỳ tím ẩm để nhận biết.

– Amoniac tan trong nước

– Amoniac tác dụng với axit tạo thành muối amoni


3. Amoniac có nguồn gốc từ đâu 

Amoniac cũng được sinh ra trong trong tự nhiên thông qua:

- Con người : Cơ quan thận cũng sản sinh ra một lượng nhỏ khí nh3, chính vì vậy mà nước tiểu thường có mùi khai đặc trưng của khí amoniac.

- Sinh vật : Được hình thành từ xác động vật hay thực vật sau một thời gian phân hủy dưới tác động của các vi sinh vật tạo thành khí NH3.

Amoniac còn được điều chế trong công nghiệp và phòng thí nghiệm. Cách điều chế sẽ được đề cập dưới đây.


4. Điều chế

NH3 được điều chế theo 2 cách đó là:

  • Trong phòng thí nghiệm:

2NH4Cl + Ca(OH)2 → NH3 + CaCl2 + H2

  • Trong công nghiệp:

CH4 + H2O < == > CO + 3H2 (xúc tác Ni, nhiệt độ cao)

N2 + 3H2  < == > 2NH3 (ΔH = –92 kJ/mol)

icon-date
Xuất bản : 14/12/2021 - Cập nhật : 17/12/2022