logo

Nhà thơ Lí Bạch được mệnh danh là gì?

Lý Bạch tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung.


Câu hỏi: Nhà thơ Lí Bạch được mệnh danh là gì?

A. Tiên thơ

B. Thánh thơ

C. Thần thơ

D. Cả A, B, C đều sai

Trả lời:

Đáp án: A. Tiên Thơ

Nhà thơ Lí Bạch được mệnh danh là tiên thơ


Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án A.

- Tiên là một người khác với người phàm, họ không chịu ảnh hưởng bởi quy luật sinh tử, có tuổi thọ bằng trời, bằng đất, họ có phép thần thông, có thể đạp gió, cưỡi mây, đi xa hàng ngàn dặm. Là người rủ bỏ được mọi ham muốn trần tục, thế giới của họ là thế giới lý tưởng, không có các thế lực quyền quý, không có những hiện tượng xấu xa như cuộc sống của người phàm tục. “Thi Tiên”, thi là thơ còn “Thi Tiên”, là một con người có thể tạo ra các tác phẩm không ai sánh được, tác phẩm đó có sắc thái của Tiên, một thế giới của Tiên, người phàm thì không thể nào mà có thể sáng tác ra được như vậy.

- Lý Bạch tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng nhất thời Thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung.

Nhà thơ Lí Bạch được mệnh danh là gì

Suốt cuộc đời của mình, ông được tán dương là một thiên tài về thơ ca, người đã mở ra một giai đoạn hưng thịnh của thơ Đường. Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu đời giúp dân song chưa bao giờ ông được toại nguyện. Ông cùng người bạn Đỗ Phủ trở thành hai biểu tượng thi văn lỗi lạc không chỉ trong phạm vi nhà Đường, mà còn trong toàn bộ lịch sử Trung Hoa, thậm chí toàn bộ khu vực Đông Á đồng văn.

- Nhà thơ Lí Bạch được mệnh danh là Tiên thơ là vì tính cách khoáng đạt, thơ lại hay nói đến cõi tiên nên Lí Bạch được gọi là “Thi tiên.” Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là Tửu Tiên hay Trích Tiên Nhân. Hạ Tri Chương gọi ông là Thiên Thượng Trích Tiên.

- Về phong cách sáng tác: Do nhân tố tư tưởng tích cực nói trên tác động đồng thời và từng lúc vào Lý Bạch nên sáng tác của ông là một kết hợp hài hòa giữa tính lãng mạn và tính hiện thực, trong đó tính lãng mạn chiếm phần lớn.

Nội dung thơ Lí Bạch rất phong phú, với những chủ đề chính là: ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú và mãnh liệt. Thơ ông hiện còn trên 1000 bài: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan...

Thơ ông đề cập rất nhiều đề tài khác nhau: phong cảnh non sông hùng vĩ, tráng lệ, thưởng hoa,  chí giúp nước cứu đời, tình bạn, tình yêu, đả kích bọn quyền quý xa hoa dâm đãng. Cảm thông với nỗi khô đau trong chiến tranh: nỗi cay đắng của người vợ trẻ xa chồng (chinh phụ, thương phụ), nỗi khổ đau của người dân, của người cung nữ nỗi cô đơn và bất lực trước vũ trụ vô cùng vô tận, nỗi cay đắng vì có tài mà không được dùng..., Đề tài trong thơ ông không tập trung, tư tưởng cũng khá phức tạp không thuần nhất bởi ngoài tư tưởng đạo giáo và nho gia, trong ông còn có tinh thần hiệp khách luôn muốn phản kháng vì nghĩa hiệp, dù thế nhưng đề tài nào cũng có những bài tuyệt tác.

Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng lại rất tự nhiên, tinh tế và giản dị.

Đặc trưng nổi bật của thơ Lí Bạch là sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp

Lí Bạch là người tiêu biểu nhất cho phái thơ lãng mạn. Trong thơ ông ta cảm nhận được một tâm hồn bay bổng, một sức mạnh tinh thần phản kháng, mang đâm sắc thái lãng mạn. Ông hấp thu văn hóa tinh thần dân gian và các nhà thơ cổ diển đương thời khác tạo nên phong cách riêng cho mình. Ông là một nhà lãng mạn yêu đất nước, yêu nhân dân tiếp sau khuất nguyên. Chẳng thế mà nhà nghiên cứu Hồ Ứng Lân, đời Minh Nhận xét: thơ Lý Bạch “không có ý làm cho tinh vi mà không bài nào không tinh vi”. Hay “ tứ tuyệt của lý Bạch có thể nói buột miệng mà thành, quả không có ý khéo mà bài nào cũng khéo”

Xem thêm:

>>> Nêu những vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp.

icon-date
Xuất bản : 09/05/2022 - Cập nhật : 02/05/2024