logo

Nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu

Những nét chính về Nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là toàn bộ viết bằng chữ Nôm, không phát lộ bên ngoài mà tiềm ẩn ở tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm. Bút pháp trữ tình rung động mãnh liệt và bởi cái tâm trong sáng, chan chứa tình yêu nhân dân và nồng nàn tình yêu cuộc sống. Rất đậm sắc thái Nam Bộ độc đáo: xây dựng tính cách nhân vật, tả cảnh thiên nhiên, lời ăn tiếng nói: mộc mạc, giản dị, chắc, khỏe, bộc trực, từ ngữ địa phương, lối thơ thiên về kể (tự sự).Tuy nhiên bên cạnh đó còn hạn chế là đôi khi chưa thật trau chuốt, còn thô mộc, dễ dãi. 

Mời các bạn cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tác giả Nguyễn Đình Chiểu nhé!


1. Tiểu sử về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai  (sau khi bị mù). Sinh ngày 1 tháng 7 năm 1822, tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).Ông là một nhà thơ lớn và là người mở đầu cho giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX, tên tuổi ông là tượng trưng cho lòng yêu nước của nhân dân miền Nam, và thơ văn ông là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước.

- Ông xuất thân trong gia đình nhà nho, cha là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên- Huế), vào Gia Định làm thư lại tại dinh Tổng trấn Lê Văn Duyệt.

- Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.

- Năm 1846, ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp tại quê cha, nhưng lúc sắp vào trường thi thì nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi trở về Nam chịu tang (1849).

- Dọc đường về, Nguyễn Đình Chiểu bị đau mắt nặng rồi bị mù. Không khuất phục trước số phận oan nghiệt, Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, và tiếng thơ Đồ Chiểu cũng bắt đầu vang lên khắp miền Lục tỉnh.

- Năm 1859,  khi giặc Pháp đánh vào Gia Định, người trí thức Nguyễn Đình Chiểu đã đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cùng các nhà lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc và sáng tác những vẫn thơ cháy bỏng căm hờn, sôi sục ý chí chiến đấu.

- Nam Kì mất, ông ở lại Ba Tri (Bến Tre). Thực dân Pháp tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc, nhưng ông giữ trọn tấm lòng thủy chung son sắt với nước với dân.

Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về nghi lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích của nước của dân

>>> Xem thêm: Tóm tắt về tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu


2. Sự nghiệp văn học Nguyễn Đình Chiểu

a. Tác phẩm chính

- Cuộc đời sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn chính: trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược:

+ Ở giai đoạn đầu, ông viết hai truyện thơ dài: Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ- Hà Mậu, đều nhằm mục đích truyền bá đạo lí làm người.

+ Đến giai đoạn sau, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là lá cờ đầu của văn thơ yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX với những tác phẩm xuất sắc về cả nội dung tư tưởng, tình cảm và nghệ thuật như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, Ngư Tiều y thuật vấn đáp( còn gọi là Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca, một truyện thơ dài).

Nội dung thơ văn

- Mang nặng lí tưởng đạo đức nhân nghĩa:

+ Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc

+ Những mẫu người lí tưởng trong sáng tác của ông là những con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu độ nhân thế

- Lòng yêu nước thương dân:

+ Thơ văn chống Pháp của ông ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước, tố cáo tội ác kẻ thù: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ trong trận vong Lục tỉnh,...

+ Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta

+ Biểu dương các anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến đấu vì đất nước: Văn tế Trương Định, Kì Nhân Sư trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp

b. Nghệ thuật sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

- Quan điểm nghệ thuật:

+ Văn chương phải biểu hiện đạo lí và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa.

+ Mỗi vần thơ phải ngụ ý khen chê công bằng.

+ Văn chương phải là những sáng tạo nghệ thuật có tính thẩm mỹ.

+ Ghét lối văn cử nghiệp gò bó.

- Về nghệ thuật:

+ Vẻ ngôn từ: Lời văn mộc mạc mà tả chỉnh, từ dùng chính xác mà gợi cảm.

+ Về hình ảnh: Nguyễn Đình Chiểu có tài lựa chọn những chỉ tiết rất điển hình để dựng nên hình tượng các nghĩa sĩ sống mãi trong tâm trí người đọc.

+ Về thể loại: truyện thơ trường thiên, thơ Đường luật, văn tế…

Như vậy Top lời giải cùng các bạn tìm hiểu về Nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu bổ ích về tác giả Nguyễn Đình Chiểu nhé!

icon-date
Xuất bản : 18/05/2022 - Cập nhật : 18/05/2022