logo

Nhà nước ta điều hành đất nước bằng

Từ khi Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời cho tới nay, Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương được xác định với những tên gọi khác nhau, vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể. Và để đảm bảo tính dân chủ, công bằng xã hội nhà nước ta điều hành đất nước bằng Hiến pháp và Pháp luật.


Câu hỏi: Nhà nước ta điều hành đất nước bằng

A. Văn hoá, giáo dục, chính trị               

B. Kế hoạch phát triển kinh tế.

C. Quân đội và chính quyền.                   

D. Hiến pháp và pháp luật.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D. Hiến pháp và pháp luật.

Nhà nước ta điều hành đất nước bằng Hiến pháp và pháp luật.


Giải thích của giáo viên Top lời giải lí do chọn đáp án D

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nhà nước dân chủ, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; có nền dân chủ lập hiến, quản lý đất nước bằng pháp luật luôn được Đảng ta vận dụng sáng tạo, ngày một hoàn thiện trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng qua các thời kỳ.

Ở các nước trên thế giới, hiến pháp đều được coi là đạo luật gốc của quốc gia, là nền tảng để xây dựng các đạo luật thông thường khác. Mọi đạo luật thông thường đều nhằm để cụ thế hoá các chế định, quy phạm của hiến pháp, và vì vậy, không được trái với hiến pháp.

Nhà nước ta điều hành đất nước bằng Hiến pháp và pháp luật. Khi hiến pháp được thay thế hoặc sửa đổi, các đạo luật có những quy định trái hoặc còn thiêú so với nội dung của hiên pháp đều phải được thay thế hoặc sửa đổi theo. Điều này tạo ra tính thông nhất của hệ thống pháp luật quốc gia.


Kiến thức mở rộng về Hiến pháp và Pháp luật


1. Hiến pháp là gì?

Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nhà nước đó, nhưng vẫn là nhân dân thuộc nhà nước đó.

* Vị trí của Hiến pháp

Hiến pháp là một văn bản pháp luật đặt biệt trong hệ thống pháp luật, tác động sâu sắc đến  cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia. Hiến pháp do Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia – ban hành, theo một quy trình thủ tục đặc biệt.

Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định về vị trí của Hiến pháp như sau:

“Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”

Như vậy, vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật thể hiện ở hai điểm: luật cơ bản và luật có hiệu lực tối cao.

>>> Xem thêm: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


2. Pháp luật là gì ?

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Ở Việt Nam hiện nay, trong giáo trình của các cơ sở đào tạo luật học cũng như trong sách báo pháp lí tồn tại nhiều định nghĩa về pháp luật dưới góc độ là pháp luật thực định. Tuy nhiên, có thể nói, các định nghĩa đó cơ bản chỉ khác nhau về câu chữ và thể hiện quan niệm về pháp luật với tư cách là một loại quy tắc ứng xử của con người, một loại chuẩn mực xã hội, pháp luật có những điểm khác biệt cơ bản so với các loại chuẩn mực xã hội khác như đạo đức, phong tục tập quán...

Nhà nước ta điều hành đất nước bằng

3. Sự giống và khác nhau giữa hiến pháp và pháp luật

* Sự khác nhau

Hiến pháp và pháp luật hoàn toàn khác nhau về tính chất.

Hiến pháp là đạo luật được xây dựng để giới hạn hành vi thuộc quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm tự do, quyền lợi của người dân. Trong khi đó, dựa vào pháp luật, quyền lực nhà nước giới hạn tự do, quyền lợi của người dân. Do đó, để tránh việc quyền lực nhà nước bị lạm dụng, hiến pháp được xây dựng với mục đích để giới hạn quyền lực nhà nước.

Điều này thường bị nhiều người hiểu nhầm nhưng về mặt bản chất, hiến pháp không phải là quy phạm hướng đến người dân, mà là quy phạm hướng đến quyền lực nhà nước.

Đơn giản có thể hiểu là theo pháp luật thì nhà nước sẽ đưa ra mệnh lệnh đối với người dân là: “hãy bảo đảm điều này”. Nhưng ngược lại theo hiến pháp thì nhà nước là đối tượng “bị” đưa mệnh lệnh là: “hãy bảo đảm điều này”. Quyền lực giới hạn được thể hiện trong hiến pháp như thế được cho là quyền lực nằm trong tay người dân. Khái niệm này được gọi là: chủ nghĩa quốc dân.

Tất nhiên, trong hiến pháp cũng có những quy định hướng đến người dân thông qua các điều luât quy đinh nghĩa vụ công dân trong thực tế.

* Sự giống nhau: 

Điểm giống nhau giữa pháp luật và hiến pháp là nhằm để giới hạn cái gì đấy (mục đích). Nhưng đối tượng giới hạn thì khác nhau, tính chất cũng hoàn toàn khác nhau. Về tính pháp lý, hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, các văn bản pháp luật khác đuợc ban hành không được trái với hiến pháp.


4. Về bảo đảm vai trò của Hiến pháp và hệ thống pháp luật

Hiến pháp được xác định giữ vị trí tối thượng trong hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội; mọi văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp và không được trái với Hiến pháp. Nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền, kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (năm 1986) đến nay, Quốc hội đã 2 lần tiến hành hoạt động lập hiến (ban hành Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013) và 3 lần tiến hành hoạt động sửa đối Hiến pháp (năm 1988, 1989 - sửa đổi Hiến pháp năm 1980) và năm 2001 (sửa đổi Hiến pháp năm 1992).

Cùng với hoạt động lập hiến, Nhà nước ta đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo khung pháp lý cho sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chế độ sở hữu và các hình thức sở hữu, địa vị pháp lý của các doanh nghiệp, thương gia, quyền tự do kinh doanh và tự do hợp đồng, các cơ chế khuyến khích và bảo đảm đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội đã từng bước được xác lập. Hệ thống pháp luật đã cơ bản được hoàn thiện cả về nội dung và hình thức, số lượng và chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.

Việc thi hành Hiến pháp và các đạo luật được bảo đảm bởi chính Nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Nghĩa vụ tôn trọng và tuân theo Hiến pháp, pháp luật không loại trừ đối với bất cứ ai. Hành vi vi phạm pháp luật bị phát hiện và xử lý kịp thời, bảo đảm pháp chế XHCN.

-----------------------

Trên đây là nội dung kiến thức đầy đủ về Hiến pháp và pháp luật, mời các bạn xem thêm các bài viết dưới để củng cố kiến thức môn GDCD của mình nhé.

icon-date
Xuất bản : 30/05/2022 - Cập nhật : 30/05/2022