Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có giá trị có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán và được lưu thông trên thị trường, có sẵn trên thị trường. Những sản phẩm đó được trở thành hàng hóa khi nào? Hãy cùng Top lời giải trả lời câu hỏi dưới đây!
A. Do lao động tạo ra
B. Có công dụng nhất định
C. Thông qua mua bán
D. Cả A, B, C
Trả lời
Đáp án đúng: B. Cả A, B, C
Các vật phẩm được trở thành hàng hóa là do lao động tạo ra , có công dụng nhất định và thông qua mua bán.
Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, nó chỉ xuất hiện khi có nền sản xuất hàng hóa, đồng thời sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn mong muốn, nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay mua bán.
Sự ra đời của hàng hóa gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Đánh dấu sự ra đời của hàng hóa là sự hình thành các bộ lạc. Con người không thể tự sản xuất tất cả mọi thứ để đáp ứng nhu cầu của mình và họ bắt đầu trao đổi với nhau để đảm bảo sự sinh tồn. Chỉnh bởi tính cấp thiết của hàng hóa trong xã hội, từ trước Mác, đến Mác và sau Mác đã có rất nhiều lý luận ra đời nhằm nghiên cứu cho loại vật chất mang tên “hàng hoá”.
Sản phẩm chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ ba điều kiện: Do lao động tạo ra, có công dụng nhất định để thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người, trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua – bán. Hàng hoá là một phạm trù lịch sử, chỉ tổn tại trong nên kinh tế hàng hoá. Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng mua – bán trên thị trường. Hàng hoá có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (hàng hoá dịch vụ).
Hàng hoá chính là sản phẩm của sức lao động, nó có thể thoả mãn tất cả những nhu cầu thiết yếu hay nhất định nào đó của con ngưòi thông qua các hoạt động trao đổi và mua bán. Hàng hóa được xem là giá trị rất quan trọng của cuộc sống dẫn đến nhiều thay đổi và phát triển nhận thức đối với hình hài nền kinh tế. Hàng hoá còn là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị gia tăng. Ở cùng hai thuộc tính này đều do cùng một lao động sản xuất ra hàng hóa.
>>> Xem thêm: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
Câu 1: Giá trị sử dụng của hàng hóa là
A. Công dụng của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
B. Sản phẩm thỏa mãn như cầu nào đó của con người
C. Cơ sở của giá trị trao đổi
D. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
Đáp án: A
Câu 2: Giá trị trao đổi là mối quan hệ về số lượng trao đổi giữa các hàng hóa có
A. Giá trị khác nhau
B. Giá cả khác nhau
C. Giá trị sử dụng khác nhau
D. Số lượng khác nhau
Đáp án: C
Câu 3: Hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì
A. Chúng đều có giá trị và giá trị sử dụng
B. Chúng đều có giá trị sử dụng khác nhau
C. Chúng có giá trị bằng nhau
D. Chúng đều là sản phẩm của lao động
Đáp án: C
Câu 4: Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là
A. Quan hệ giữa người bán và người mua
B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa
C. Giá trị của hàng hóa
D. Tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận
Đáp án: B
Câu 5: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua
A. Giá trị trao đổi
B. Giá trị sử dụng
C. Chi phí sản xuất
D. Hao phí lao động
Đáp án: A
----------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Hàng hóa và các điều kiện để sản phẩm sở thành hàng hóa . Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.