logo

NH3 là chất điện li mạnh hay yếu?

icon_facebook

Tổng hợp một số tính chất của NH3 và trả lời câu hỏi “NH3 là chất điện li mạnh hay yếu?” Đây là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.


1. NH3 là chất điện li mạnh hay yếu?

NH3 là chất điện li yếu và là bazơ yếu vì khi tan trong nước chỉ có một số phân tử hoà tan phân li thành ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

Phương trình điện li của NH3:

NH3+ H2O ⇆ NH4+ + OH

Có thể thấy, phương trình điện li của NH3 thuận nghịc, diễn ra theo hai chiều, phân li thành ion và phân tử.

=> NH3 là chất điện li yếu


2. NH3 tan nhiều trong nước không?

NH3 là chất khí không màu, có mùi khai xốc, nhẹ hơn không khí, tan rất nhiều trong nước.

NH3 tan nhiều trong nước vì NH3 là chất phân cực, H2O cũng là chất phân cực. NH3 tạo được liên kết hydrogen với nước nên NH3 tan nhiều trong nước.

NH3 là chất điện li mạnh hay yếu?

3. Tính chất hóa học của NH3

a. Tính bazơ yếu

- Tác dụng với nước:

NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH-

⇒ Dung dịch NH3 là một dung dịch bazơ yếu.

- Tác dụng với dung dịch muối (muối của những kim loại có hidroxit không tan):

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+

- Tác dụng với axit → muối amoni:

NH3 + HCl → NH4Cl (amoni clorua)

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (amoni sunfat)

b. Khả năng tạo phức

- Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

Ví dụ:

* Với Cu(OH)2:

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)

* Với AgCl:

AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl

- Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.

c. Tính khử

- Amoniac có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại (Nitơ có số oxi hóa từ -3 đến 0, +2).

- Tác dụng với oxi:

4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O (to)

- Tác dụng với clo:

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

- NH3 kết hợp ngay với HCl vừa sinh ra tạo “khói trắng” NH4Cl

- Tác dụng với CuO:

2NH3 + 2CuO → 2Cu + N2 + 3H2O (to)

icon-date
Xuất bản : 29/03/2022 - Cập nhật : 21/06/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads