logo

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

icon_facebook

Lý luận và thực tiễn là hai vấn đề được quan tâm rất nhiều trong đời sống xã hội cũng như khoa học. Từ đó nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đã trở thành nguyên tắc quan trọng trong triết học Mac – Lenin. Vậy nên Toploigiai đã mang tới bài tìm hiểu sau để giúp các bạn mở rộng hành trang tri thức về Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Nguyên tắc là gì?

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Nguyên tắc là luận điểm gốc của học thuyết nào đó, tư tưởng chỉ đạo của quy tắc hoạt động hay là niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính quan điểm, niềm tin đó xác định quy tắc hành vi, đồng thời cũng có thể là nguyên lý cấu trúc hoạt động của bộ máy dụng cụ thiết bị nào đó.

Ngoài ra, nguyên tắc có thể là tư tưởng chủ đạo và định hướng cơ bản được thể hiện xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo.


2. Khái niệm lý luận và thực tiễn

* Thực tiễn:

Thực tiễn là phạm trù cơ bản trong lí luận nhận thức Mác- Lê-nin cho rằng: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lí luận nhận thức”.

Triết học Mác – Lênin đánh giá phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học nói chung và lý luận nhận thức nói riêng. Quan điểm đó đã tạo nên một bước chuyển biến cách mạng trong triết học. Triết học Mác khẳng định:

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội

* Lý luận:

Lý luận là một hệ thống các quan điểm phản ánh thực tiễn, được thể hiện dưới dạng hệ thống những tri thức đã được khái quát, tạo ra những quan niệm tương đối hoàn chỉnh về các mối liên hệ cơ bản và các quy luật của hiện thực khách quan. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, mọi lý luận chân chính đều bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn.


3. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết học?

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nội dung thực chất của mối quan hệ đó là: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”(2).

* Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức

Sự không ngừng phát triển trong sự tác động lẫn nhau của thực tiễn và lý luận đã thể hiện được sự tống nhất giữ chúng. Trong quá trình tác động lẫn nhau thì thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, của lí luận và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức. Tại sao lại được nhận định như vậy là vì:

Thực tiến được con người dùng để liên hệ vói thế giới bên ngoài, bởi bì thế giới khách quan bên ngoài chỉ được nhận thức khi thông qua hoạt động thực tiễn. Bởi vì những nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động, phát triển của nhận thức đều đucợ thực tiễn đề ra và nó được xác định là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức.

Những nhu cầu khách quan mà còn người tạo ra đó chính là cải tạo thế giới và phải giải thích. Chính nhu cầu này mà bắt buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Đồng thời sẽ làm cho sự vật biến đổi và vậ động qua đó bộc lộ các thuộc tính, những mối liên hệ bên trong giúp con người nhận thức được bản chất, quy luật vận động và phát triển của thế giới. Dựa vào đó để con người có thể hình thành các lý luận và lý thuyết kho học nhất định. Đó chính là sự thống nhất giữ lý thuyết và thực tiễn.

* Lý luận được hình thành và phát triển trên nền tảng thực tiễn song nó có tính độc lập tương đối

Lí luận được hình thành và phát triển trên nền tảng thực tiễn song nó có tính độc lập tương đối. Điều đó thể hiện ở chỗ, không phải lí luận nào cũng xuất phát từ kinh nghiệm, có lí luận được xây dựng không trên cơ sở những dữ liệu kinh nghiệm có trước. Điều này chỉ có thể lí giải bởi tính ưu việt, vượt trội của tư duy trừu tượng của con người. Lí luận có vai trò rất to lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người.

Lí luận khoa học phản ánh đúng hiện thực khách quan. Nó góp phần hạn chế tính mò mẫm, tự phát, tăng cường tính tự giác, chủ động tích cực trong hoạt động của con người.

* Từ những điểm trên, chúng ta cần quán triệt những điểm vận dụng sau:

Một là, nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn.

Hai là, nhận thức phải dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn.

Ba là, phải coi trọng công tác tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.

Đồng thời chúng ta cũng cần phải chống bệnh quan liêu, chủ quan, duy ý chí và đặc biệt tránh chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa thực dụng.

-------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích về Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Hi vọng các bạn có thể vận dụng tốt kiến thức trên và đạt được kết quả học tập tốt.

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 27/08/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads