logo

Nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc


1. Nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc

* Nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc

Liên hợp quốc hoạt động theo 5 nguyên tắc sau:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).

* Mục đích hoạt động:

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

- Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

>>> Xem thêm: Hạn chế lớn nhất của Liên hợp quốc là?


2. Mục đích ra đời của Liên Hợp Quốc

Liên hợp quốc ra đời nhằm mục đích:

1) Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế;

2) Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội...;

3) Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước;

4) Trở thành trung tâm phối hợp hành động giữa các nước để đạt được những mục đích trên đây.

Liên hợp quốc có các cơ quan chính gồm: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế - xã hội, Hội đồng quản thác, Toà án quốc tế và Ban thư kí.

Hiện nay, thành viên của Liên hợp quốc gồm 189 quốc gia. Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc từ tháng 9.1977. Là tổ chức quốc tế rộng lớn nhất hành tinh, Liên hợp quốc có vai trò quan trọng trong đời sống quốc tế. Hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm củng cố hòa bình, an ninh quốc tế, giải trừ quân bị, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phối hợp sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo...

Liên hợp quốc được thành lập ngày 24/10/1945, trên cơ sở của Hiến chương Liên họp quốc. Đến nay, Liên hợp quốc đã có 193 thành viên.


3. Vai trò của Liên Hợp quốc

– Sứ mệnh cao cả của Liên Hợp quốc được ghi rõ trong Hiến chương Liên Hợp quốc là sự phản ánh nguyện vọng của các dân tộc mới trải qua những hậu quả nặng nề do chiến tranh Thế giới thứ hai. Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của một cơ sở toàn diện cho hòa bình, các quốc gia thành  viên đề ra mục đích hàng đầu của tổ chức Liên Hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Đồng thời cũng xác định những vai trò quan trọng khác cho các hoạt động của Liên hợp quốc là tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề phát sinh. Đặc biệt, Liên Hợp quốc nắm vai trò trung tâm điều hòa các hoạt động của các quốc gia hướng theo những mục đích đó.

Nguyên tắc hoạt động của liên hợp quốc

– Vai trò của Liên Hợp quốc còn được thể hiện qua thực tiễn hoạt động trong hơn 60 năm qua. Những tác động tích cực, to lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế và từng dân tộc tuy rằng tổ chức này đã phải trải qua nhiều khó khăn và chịu một số hạn chế. Số lượng thành viên có sự tăng lên nhanh chóng làm hiệu quả lên việc thúc đẩy quá trình thực dân hóa, góp phần đưa các vùng lãnh thổ không tự quản gồm tới hơn 700 triệu người trở thành 80 quốc gia độc lập.

– Theo đề nghị của những bên xung đột tổ chức Liên Hợp quốc đã triển khai hơn 60 hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực hiện các thỏa thuận đó. Liên Hợp quốc đã xây dựng và tiến hành soạn thảo được 15 Công ước quốc tế về giải trừ quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định Thế giới. Do đó, lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức Liên Hợp quốc đã được trao tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel vào năm 1988. Sau đó, Tổ chức Liên Hợp quốc và ông Tổng thư ký Kofi Anna được tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel năm 2001.

Những đóng góp lớn của tổ chức Liên Hợp quốc là đã góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh Thế giới mới trong 62 năm qua. Những cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của tổ chức Liên Hợp quốc. Theo những số liệu được thống kê bởi Liên Hợp quốc, tổ chức đã hỗ trợ được các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột xảy ra trên khắp các khu vực trên Thế giới.

– Liên hợp quốc cũng đã tạo được môi trường kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế bình đẳng và quan tâm thích đáng đến lợi ích của các nước đang phát triển. Những tổ chức của Liên Hợp quốc cũng đã có sự hỗ trợ trực tiếp về tri thức, vốn cho các nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế ở các quốc gia đang phát triển. Tại mổ số diễn đàn, các quốc gia đã ký kết hơn 500 Điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong rất nhiều các lĩnh vực của giao lưu quốc tế. Đặc biệt, phải kể đến Công ước về Luật biển năm 1982, đưa ra khuyến nghị định hướng cho các chủ đề của pháp luật quốc tế và xây dựng chuẩn mực cho các lĩnh vực chuyên môn khác.

– Ở lĩnh vực đảm bảo, thức đẩy quyền con người, những quốc gia thành viên đã xây dựng các văn kiện cơ bản nhất trong các lĩnh vực nhân quyền là Tuyên ngôn Nhân quyền, Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa; Công ước về quyền dân sự và chính trị làm cơ sở cho hơn 80 Công ước, Tuyên bố được thông qua sau đó về các vấn đề khác nhau liên quan đến quyền con người.

--------------------------

Trên đây là những kiến thức về Liên Hợp Quốc do Top lời giải tổng hợp. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

icon-date
Xuất bản : 28/05/2022 - Cập nhật : 28/11/2022