logo

Nguyên nhân nhận thức cho sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo là?

Một đất nước đậm đà bản sắc dân tộc hội tụ đầy đủ về văn hóa, tín ngưỡng, xã hội mang nét riêng. Nhưng ít ai nhận thức được sự tồn tại và ý nghĩa sâu bên trong của nó. Nguyên nhân nhận thức cho sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo là con người chưa nhận thức và chế ngự được các hiện tượng tự nhiên, xã hội.


Câu hỏi: Nguyên nhân nhận thức cho sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo là?

A. Con người sợ sệt thần linh

B. Con người chưa nhận thức và chế ngự được các hiện tượng tự nhiên, xã hội

C. Con người huy động sức mạnh của thần linh

D. Tất cả các câu đều sai 

Đáp án đúng: B. Con người chưa nhận thức và chế ngự được các hiện tượng tự nhiên, xã hội


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án B

Văn hóa tin ngưỡng, tôn giáo đại diện cho mỗi dân tộc, mang những nét độc đáo với một cách thức riêng để duy trì và phát triển. Nguyên nhân nhận thức cho sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo là con người chưa nhận thức và chế ngự được các hiện tượng tự nhiên, xã hội.


- Nguyên nhân nhận thức cho sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, sự ra đời và tồn tại của tôn giáo có nguồn gốc khách quan và chủ quan của nó; đó là:

Thứ nhất, do sự hạn chế về khả năng chinh phục của con người trước sức mạnh tự phát của giới tự nhiên hay xã hội đã khiến cho con người sợ hãi trước sức mạnh ấy, từ dó dẫn tới sự hình thành tín ngưỡng và cao hơn là sự ra đời và tồn tại của tôn giáo.

(Khái niệm tín ngưỡng dùng để chỉ lòng tin và sự ngưỡng vọng của con người về các đấng siêu nhiên; khái niệm này không đồng nghĩa với khái niệm mê tín, dị đoan - là khái niệm dùng để chỉ lòng tin mù quáng của con người về những điều thần bí trong tự nhiên hay xã hội).

Thứ hai, trong xã hội có sự thống trị của các giai cấp áp bức, bóc lột, giai cấp này đã lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng,... để ru ngủ sức phản kháng của nhân dân lao động trước sự áp bức bóc lột đó.

Thứ ba, khả năng nhận thức của con người trước thế giới vô cùng tận là có hạn, chưa nhận thức và chế ngự được các hiện tượng tự nhiên, xã hội. Trong những giới hạn lịch sử nhất định, con người chưa thể giải thích được hết mọi bản chất của các hiện tượng tự nhiên và xã hội, do đó dẫn tới sự sùng bái chúng đến mức biến thành tín ngưỡng và tôn giáo.

Thứ tư, sự sợ hãi, bất lực và bất hạnh trong cuộc đời của mỗi cá nhân khiến con người ta tìm đến tôn giáo như một chỗ dựa tinh thần hay như một sự “đền bù hư ảo” trước cái gọi là “số phận”.

Thứ năm, trong tiến trình phát triển văn hoá truyền thống của các dân tộc, các tộc người, tôn giáo, tín ngưỡng đã trở thành một thành tố của sự phát triển văn hoá, nó hoà đồng và bám rễ sâu chắc vào các sinh hoạt đó và đồng hành cùng sự phát triển văn hoá của các cộng đồng người trong lịch sử.

Nguyên nhân nhận thức cho sự tồn tại của tín ngưỡng, tôn giáo là?

- Thay đổi về nhận thức tín ngưỡng, tôn giáo

Theo đó, nhận thức về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây

Một là, thừa nhận sự tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội và không tính những điểm tương đồng giữa lý tưởng của tôn giáo với lý tưởng của chủ nghĩa xã hội. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện một cách rõ ràng, dứt khoát quan điểm của Đảng ta về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Từ quan điểm "tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài" do Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị (1990) nêu ra, đến Nghị quyết 25 của Đảng đã phát triển lên một bước mới, khẳng định rõ hơn tôn giáo "đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội". 

Nhận thức này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, là sự phát triển có tính sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời phản ánh đúng quy luật tồn tại khách quan của tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Luận điểm này đã cụ thể hoá quan điểm "tồn tại lâu dài" của tôn giáo, nhưng phát triển rõ hơn trong mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trên phương diện nhận thức, quan điểm này tránh được các cuộc tranh luận không cần thiết về vấn đề tôn giáo sẽ tồn tại đến khi nào. Đồng thời khắc phục được tư tưởng chủ quan, duy ý trí, nóng vội cho rằng tôn giáo sẽ mất đi nhanh chóng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa Mác-Lênin, đã chỉ ra rằng, tôn giáo chỉ mất đi khi những cơ sở kinh tế-xã hội, thậm chí là cả cơ sở tâm lý, nhận thức cho sự tồn tại của nó không còn nữa. Nghĩa là khi nào những cơ sở cho sự tồn tại của tôn giáo "không còn gì để phản ánh nữa, như Ph. Ăngghen đã chỉ ra, thì khi ấy tôn giáo sẽ mất đi. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới tự nhiên còn nhiều điều chưa thể đạt đến sự hợp lý, đặc biệt mặt trái của cơ chế thị trường, như tội phạm, sự phân hóa giàu nghèo, những rủi ro, bệnh tật, môi trường sinh thái bị hủy hoại,... vẫn còn là cơ sở khách quan cho tôn giáo tồn tại và phát triển trên những phạm vi nhất định. Do đó, tôn giáo vẫn còn tồn tại, khó có thể đoán định được "tuổi thọ” của tôn giáo, song chắc chắn rằng tôn giáo vẫn là một thực thể tồn tại trong chủ nghĩa xã hội.

>>> Xem thêm: Khái niệm cơ cấu xã hội giai cấp. Xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022