logo

Nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta vào đầu mùa hạ

icon_facebook

Nguyên nhân ra hiệu ứng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta vào đầu mùa hạ là gió mùa Tây Nam. Bởi là gió mùa vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào. Vậy, để tìm hiểu kĩ hơn về hiệu ứng phơ khô nóng mời các bạn cùng Top lời giải đi tìm câu trả lời nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta vào đầu mùa hạ? qua bài viết dưới đây!


Câu hỏi: Nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta vào đầu mùa hạ?

A. Ảnh hưởng của Bão ở Biển Đông và dải hội tụ nhiệt đới.

B. Áp thấp Bắc Bộ hoạt động mạnh hút gió mùa Tây Nam.

C. Tín phong Đông Bắc vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào.

D. Gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào.

Nguyên nhân ra hiệu ứng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta vào đầu mùa hạ là gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào.

>>> Xem thêm: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án là D

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta vào đầu mùa hạ là do ảnh hưởng của Gió mùa Tây Nam đầu mùa hạ vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào. Hàng năm, vào các tháng mùa hè, ở khu vực miền Trung nước ta thường chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa mùa hè thổi từ vịnh Bengan theo hướng Tây Nam. Sau khi vượt qua lãnh thổ Campuchia và Lào, gió đã mất đi một phần hơi ẩm, gặp dãy núi Trường Sơn, không khí bị đẩy lên cao và lạnh đi nên hầu hết hơi nước đều bị ngưng kết lại tạo thành mưa và rơi hết xuống sườn phía Tây của dãy Trường Sơn. Khi gió thổi sang sườn phía Đông, gió trở nên khô và nóng. Vùng áp thấp có tác dụng “hút gió” vượt qua dãy Trường Sơn. Vùng áp thấp này càng sâu (có nghĩa là áp suất trung tâm vùng áp thấp càng nhỏ) thì gió Lào càng thổi mạnh, và có trường hợp tỏa rộng ra Bắc Bộ, lên tới tận khu vực Việt Bắc.

Như vậy, lựa chọn đáp án D là đáp án đúng

Nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta vào đầu mùa hạ

>>> Xem thêm: Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là ở đặc điểm


Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung phần kiến thức về một số loại gió ở nước ta

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây là của gió phơn Tây Nam ở nước ta?

A. Tạo thời tiết khô nóng cho ven biển Trung Bộ.

B. Gây ra mưa vào thu đông cho Đông Trường Sơn.

C. Tạo sự đối lập về khí hậu giữa Đông Bắc và Tây Bắc

D. Gây ra mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên.

Đáp án đúng: A Tạo thời tiết khô nóng cho ven biển Trung Bộ.

Câu 2: Sự đối lập về mùa mưa – khô giữa đồng bằng ven biển Trung Bộ với Tây Nguyên là do tác động kết hợp của:

A. Gió Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới, bão, áp thấp nhiệt đới

B. Áp thấp nhiệt đới, bão, gió Tây và gió mùa Đông Bắc.

C. Gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương và dãy Trường Sơn

D. Gió Đông Bắc, gió Tây Nam đầu hạ và bức xạ địa hình hình

Đáp án đúng: D. Gió Đông Bắc, gió Tây Nam đầu hạ và bức xạ địa hình hình

Câu 3: Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khi áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do

A. Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

B. Bị địa hình bề mặt trái đất chia cắt.

C. Diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.

D. Tác động của các loại gió thổi trên bề mặt trái đất.

Đáp án đúng: A Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

Câu 4: Gió tây ôn đới là loại gió

A. Thổi từ miền ôn đới tới miền nhiệt đới.

B. Thổi từ miền ôn đới lên miền cực.

C. Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.

D. Thổi từ áp cao cực về phía áp thấp ôn đới.

Đáp án đúng: C Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.

Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là

A. Sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.

B. Sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.

C. Sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.

D. Sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương Theo Mùa.

Đáp án đúng: D. Sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương Theo Mùa.

---------------------------------

Trên đây chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc ở nước ta?. Bài viết đã giải thích chi tiết và kèm theo các câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn học tập tốt hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

icon-date
Xuất bản : 24/06/2022 - Cập nhật : 24/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads