Khu vực miền Trung Việt Nam chịu ảnh hưởng đợt gió mùa hè thổi từ vịnh Bengan theo hướng Tây Nam vượt qua lãnh thổ Campuchia và Lào, gió này đã mất đi một phần hơi ẩm. Cơn gió này gặp dãy núi Trường Sơn, không khí bị đẩy lên cao và lạnh đi, do đó, hơi nước bị ngưng kết lại tạo thành mưa và rơi hết xuống. Khi thổi sang phía Đông, gió trở nên khô, nóng hơn và được là gió Lào. Vậy gió Lào thường xuất hiện vào thời gian nào trong năm ở nước ta? mời các bạn cùng Top lời giải đi tìm câu trả lời nhé !
A. Đầu và cuối mùa hạ
B. Nửa đầu mùa đông
C. Đầu mùa hạ
D. Cuối mùa hạ
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Đầu mùa hạ
Gió Lào thường xuất hiện vào đầu mùa hạ trong năm ở nước ta.
Hàng năm, vào các tháng mùa hè, ở khu vực miền Trung nước ta thường chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa mùa hè thổi từ vịnh Bengan theo hướng Tây Nam. Sau khi vượt qua lãnh thổ Campuchia và Lào, gió đã mất đi một phần hơi ẩm, gặp dãy núi Trường Sơn, không khí bị đẩy lên cao và lạnh đi nên hầu hết hơi nước đều bị ngưng kết lại tạo thành mưa và rơi hết xuống sườn phía Tây của dãy Trường Sơn. Khi gió thổi sang sườn phía Đông, gió trở nên khô và nóng. Vùng áp thấp có tác dụng “hút gió” vượt qua dãy Trường Sơn. Vùng áp thấp này càng sâu (có nghĩa là áp suất trung tâm vùng áp thấp càng nhỏ) thì gió Lào càng thổi mạnh, và có trường hợp tỏa rộng ra Bắc Bộ, lên tới tận khu vực Việt Bắc. Hàng năm, trên khu vực các tỉnh ven biển Trung Bộ, gió Lào thường xuất hiện vào đầu mùa hạ, từ hạ tuần tháng 4 đến trung tuần tháng 9, trong đó gió Lào thổi nhiều nhất vào tháng 6 và tháng 7. Theo số liệu thống kê, mỗi tháng này trung bình có 7 đến 10 ngày, trong đó có 2 đến 4 ngày gió Lào thổi mạnh. Gió Lào thường thổi thành từng đợt, đợt ngắn từ 2 đến 3 ngày, đợt dài từ 10 đến 15 ngày, có đợt kéo dài tới 20 - 21 ngày.
Như vậy, lựa chọn đáp án C là đáp án đúng
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của gió Tín Phong Bắc bán cầu đến khí hậu nước ta
A. Tạo nên mùa khô sâu sắc cho Tây Nguyên và Nam Bộ.
B. Gây mưa cho cả vùng Duyên Hải miền trung vào tháng 11,12.
C. Hội tụ với gió mùa Tây Nam đầu mùa gây lũ tiểu mãn ở Miền Trung.
D. Hội tụ với gió mùa Tây Nam từ áp cao cận chí tuyến Nam Bán cầu gây mưa cho cả nước
Đáp án: C Hội tụ với gió mùa Tây Nam đầu mùa gây lũ tiểu mãn ở Miền Trung.
Câu 2: Loại gió nào sau đây là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ nước ta?
A. Gió phơn Tây Nam.
B. Gió mùa Đông Bắc.
C. Tín phong bán cầu Bắc.
D. Gió mùa Tây Nam.
Đáp án: C Tín phong bán cầu Bắc.
Câu 3: Loại gió thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên là
A. Gió mùa Tây Nam từ áp cao ở biển Bắc Ấn Độ Dương.
B. Gió mùa Tây Nam từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.
C. Gió mùa Đông Bắc nửa sau mùa đông tử áp cao Xibia.
D. Gió Tín phong bán cầu Bắc vượt qua biển mang hơi ẩm.
Đáp án: B. Gió mùa Tây Nam từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.
Câu 4: Về mùa đông, từ Đà Nẵng trở vào Nam loại gió nào sau đây chiếm ưu thế?
A. Tín phong bán cầu Nam.
B. Gió phơn Tây Nam.
C. Tín phong bán cầu Bắc.
D. Gió mùa Đông Bắc.
Đáp án: C Tín phong bán cầu Bắc.
Câu 5: Gió tây ôn đới là loại gió
A. Thổi từ miền ôn đới tới miền nhiệt đới.
B. Thổi từ miền ôn đới lên miền cực.
C. Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.
D. Thổi từ áp cao cực về phía áp thấp ôn đới.
Đáp án : C Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.
--------------------------------
Trên đây chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Gió Lào thường xuất hiện vào thời gian nào trong năm ở nước ta?. Bài viết đã giải thích chi tiết và kèm theo các câu hỏi bổ sung kiến thức về các loại gió ở Việt Nam giúp bạn học tập tốt hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!