Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống. Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên rừng cũng khác nhau. Nguyên nhân cơ bản nhất làm diện tích rừng của nước ta thu hẹp nhanh chóng là gì? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây!
A. Chiến tranh kéo dài.
B. Đốt rừng làm nương rẫy.
C. Khai thác rừng bừa bãi.
D. Cháy rừng.
Đáp án đúng là: C. Khai thác rừng bừa bãi.
Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Nguyên nhân cơ bản nhất làm diện tích rừng của nước ta thu hẹp nhanh chóng là Khai thác rừng bừa bãi.
Về chất lượng, trước năm 1945 rừng nước ta có trữ lượng gỗ vào khoảng 200 – 300m3/ha, trong đó các loài gỗ quí như đinh, lim, sến, táu, nghiến, trai, gụ là rất phổ biến. Những cây gỗ có đường kính 40 – 50cm chiếm tới 40 – 50% trữ lượng của rừng. Rừng tre nứa với những cây tre có đường kính 18 – 20cm, nứa 4 – 6cm và vầu 8 – 12cm rất phổ biến (Hoàng Hòe, 1998). Hiện nay chất lượng rừng đã giảm sút đáng kể, chỉ còn chủ yếu là rừng nghèo có giá trị kinh tế không cao. Trữ lượng gỗ rừng năm 1993 ước tính khoảng 525 triệu m3 (trung bình 76 m3/ha). Tốc độ tăng trưởng trung bình của rừng Việt Nam hiện nay là 1 – 3m3/ha/năm, đối với rừng trồng có thể đạt 5 – 10 m3/ha/năm (Castren, 1999).
Ngoài tài nguyên gỗ, rừng Việt Nam cũng rất giàu có về các loài tre nứa (khoảng 40 loài có ý nghĩa thương mại và khoảng 4 tỷ cây tre nứa); Song mây có khoảng 400 loài ; hàng năm khai thác khoảng 50.000 tấn..
Do hậu quả chiến tranh.
Nạn lâm tặc, khai thác rừng bừa bãi.
Cháy rừng.
Mở rộng diện tích đất canh tác, nạn du canh du cư của đồng bào dân tộc ít người.
Các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình cơ bản, phát triển thủy điện..
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
3. Khẩn trương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; có cơ chế quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng
4. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ quản lý, phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;
>>>Tham khảo: Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở khu vực trung du miền núi nước ta cần gắn liền với