Chăn nuôi trước đây là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, khi kinh tế ngày càng phát triển và tỉ trọng nông nghiệp giảm dần, thì ngành chăn nuôi lại gặp phải nhiều khó khăn và thách thức. Ngành chăn nuôi có sự phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có triển vọng lâu dài ở nước ta trong thời gian qua là Tôm, cá.
A. Trâu, bò.
B. Tôm, cá.
C. Gà vịt.
D. Lợn.
Đáp án đúng là: B. Tôm, cá.
Ngành chăn nuôi ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng cấu thành của nông nghiệp Việt Nam cũng như là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tình hình chăn nuôi ở Việt Nam phản ánh thực trạng chăn nuôi, sử dụng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật và tình hình thị trường liên quan tại Việt Nam. Ngành chăn nuôi có sự phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có triển vọng lâu dài ở nước ta trong thời gian qua là Tôm, cá.
Từ xưa đến nay, ngành chăn nuôi Việt Nam luôn duy trì đặc điểm chính là kết hợp chặt chẽ, có hệ thống giữa chăn nuôi với trồng trọt. Các loài gia súc lớn như trâu, bò ngoài để lấy thịt còn để tận dụng sức kéo trong việc cày ruộng, chở hàng.
Hay những loài gia súc, gia cầm nhỏ hơn như lợn, gà, thủy cầm được nuôi dễ dàng hơn nhờ tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như cỏ, bèo, giun… Ngày nay, hình thức này được nâng cấp hơn bằng mô hình VAC (Vườn – Ao – Chuồng), giúp người nông dân tạo ra nền nông nghiệp khép kín, quay vòng.
Năm 2021, ngành nuôi tôm diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, theo kế hoạch sẽ có khoảng 740.000 - 750.000 ha tôm nuôi, sản lượng dự kiến đạt 950.000 tấn. Đến tháng 10/2021, đã có 740.000 ha tôm được nuôi, sản lượng ước đạt 760.000 tấn. Dự báo với đà tăng trưởng như hiện nay thì kết thúc năm nay, ngành nuôi tôm sẽ đạt được kế hoạch đề ra.
Ngành thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: Nuôi thâm canh đang phát triển mạnh mẽ (trên 100.000 ha), tuy nhiên quy hoạch chưa đảm bảo, các cơ sở nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, gây rất nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh...
Hiện cá tra nguyên liệu xuất khẩu chủ yếu được nuôi tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL như: TP Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh. Tính đến cuối tháng 11-2019, diện tích cá tra thả nuôi mới tại các địa phương này là 3.448ha, giảm 5% so với cùng kỳ; diện tích thu hoạch là 3.665ha, giảm 5,8% so với cùng kỳ, với sản lượng hơn 1,166 triệu tấn, giảm 5,93% so với cùng kỳ.
Diện tích và sản lượng nuôi cá tra giảm chủ yếu do ảnh hưởng bởi giá cá tra giảm mạnh. Năm 2018, giá cá tra nguyên liệu ở mức khá cao từ 28.500-36.000 đồng/kg, nhưng bước sang đầu năm 2019 giá chỉ còn 30.000-31.000 đồng/kg và hiện nay chỉ còn khoảng 20.000 đồng/kg. Hiện nhiều người nuôi cá tra bị lỗ vốn từ 5.000-6.000 đồng/kg cá tra thương phẩm, do giá bán dưới giá thành sản xuất.
Tính đến cuối tháng 10-2019, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỉ USD, dự kiến đến cuối năm nay có thể đạt 2 tỉ USD, giảm 10% so với năm trước.
>>>Tham khảo: Năng suất lao động trong ngành đánh bắt thuỷ sản còn thấp do