logo

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia Đọc hiểu

Tuyển tập Bộ đề Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia đọc hiểu đầy đủ nhất.


Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia đọc hiểu - Đề số 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NƠI DỰA

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?

Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..

Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. 

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. 

Câu 2: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên.

Câu 3: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời? 

Câu 4: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng. 

Đáp án

Câu 1:

Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.

Câu 2:

Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.

Câu 3:

Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống, …

Câu 4:

Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, …), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa, …), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn.

Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc. 

Bộ đề Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia đọc hiểu hay nhất

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia đọc hiểu - Đề số 2

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NƠI DỰA 

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia? 

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào… 

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ. 

Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có. 

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. 

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia? 

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. 

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy. 

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời. 

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. Bài thơ thuộc thể thơ nào?

Câu 2: Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của bài thơ trên.

Câu 3: Giải thích nhan đề “Nơi dựa” của bài thơ. Nêu nội dụng chính của bài thơ.

Câu 4: Hai phần của bài thơ có gì giống nhau?

Câu 5: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản.

Câu 6: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.

Câu 7: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép lặp cú pháp được sử dụng trong bài thơ.

Câu 8: Theo anh/chị, đôi mắt "có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết" là đôi mắt như thế nào? Điều đó cho ta biết điều gì về người chiến sĩ trong bài thơ?

Câu 9: Liệt kê những từ láy được sử dụng trong bài thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy đó.

Câu 10: Bài thơ được chia làm 2 phần, với hai bối cảnh tưởng như không hề liên quan tới nhau, nhưng thực ra lại có liên kết chặt chẽ. Theo anh/chị, sự liên kết đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Đáp án

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là: biểu cảm.

- Thể thơ của bài thơ trên là: thơ - văn xuôi.

Câu 2: Phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản trên là: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Tính cá thể hóa: Dùng :”khuôn mặt trẻ đẹp”, “hai chân nó cứ ném về phía trước”, “ bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ”, “cái miệng líu lo không thành lời” để tả về “đứa nhỏ” trong văn bản. Và “lưng còng”, “bước từng bước run rẩy”, “khuôn mặt già nua”, “nếp nhăn đan vào nhau” để nói về “bà cụ” trong văn bản.

- Tính hình tượng: dùng hình ảnh “đứa nhỏ” và “bà cụ” để thể hiện sinh động và tinh tế “nơi dựa” mà tác giả muốn gửi cho người đọc thông qua đoạn văn.

Câu 3: Giải thích nhan đề của bài thơ: “Nơi dựa” là chỗ, nơi (vị trí người và vật) để ta tựa vào nhằm có thêm sức mạnh (vật chất và tinh thần). “Nơi dựa” trong bài thơ là nơi dựa về mặt tinh thần, tình cảm của con người.

- Nội dung chính của bài thơ: Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời chính là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống.

Câu 4: Hai phần của bài thơ giống nhau ở chỗ: Hai phần của bài thơ có cách cấu trúc và hình tượng tương tự như nhau. Cụ thể là: số lượng câu thơ ở mỗi phần như nhau đều co1 hai hình tượng và cùng làm nổi bật chủ đề của bài thơ.

Câu 5: Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường, người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.

Câu 6:

– Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ,…), điệp ngữ (ai biêt đâu, lại chính là nơi dựa,…), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn.

– Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.

Câu 7: Phân tích phép lặp cú pháp: câu mở đầu và câu kết của 2 đoạn thơ có cấu trúc giống nhau.

– Hiệu quả nghệ thuật:

Tạo nên sự cân xứng, hài hòa, nhịp nhàng giữa 2 đoạn thơ.

Góp phần khẳng định, nhấn mạnh nội dung của bài thơ: Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời chính là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống.

Câu 8:

- Đôi mắt "có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết" là đôi mắt bình thản, đã qua nhiều trải nghiệm, ung dung trước những biến thiên của cuộc đời.

- Qua đôi mắt cho ta thấy người chiến sĩ đã qua nhiều trải nghiệm, chứng kiến nhiều hy sinh, mất mát, rèn rũa cho anh lòng dũng cảm, sự can trường.

Câu 9:

- Các từ láy được sử dụng trong bài thơ: lẫm chẫm, líu lo, run rẩy, gắng gỏi

- Hiệu quả nghệ thuật: miêu tả cụ thể hơn hình dáng, đặc điểm của em bé, cụ già - những chỗ dựa tinh thần cho người đàn bà, người chiến sĩ.

Câu 10: Bài thơ được chia làm 2 phần, với hai bối cảnh tưởng như không hề liên quan tới nhau, nhưng thực ra lại có liên kết chặt chẽ. Sự liên kết đó chính là liên kết ở chủ đề: nơi dựa, chỗ dựa tinh thần của người tưởng như gan góc, can trường nhưng lại cần dựa tinh thần để tiếp thêm sức mạnh của những người tưởng như nhỏ bé, 


Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia đọc hiểu - Đề số 3

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia? 

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào… 

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ. 

Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có. 

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. 

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia? 

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. 

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy. 

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời. 

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Trả lời câu hỏi sau:

Câu 1: Xác định những cặp hình tượng được nhắc đến trong đoạn trích?

Câu 2. Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích?

Câu 3: Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao?

Đáp án

Câu 1: 

- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Người đàn bà – đứa bé.

- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Bà cụ - người chiến sĩ.

Câu 2:

Nêu hai biện pháp tu từ :

- Lặp cấu trúc (điệp ngữ).

- Đối lập (tương phản).

Câu 3:

- Học sinh trả lời là sai cho điểm, trả lời là đúng không cho điểm.

- Học sinh giải thích ngắn gọn: nơi dựa được hiểu là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất; từ đó giúp cho chúng ta có thêm sức mạnh, niềm tin, động lực để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp. Còn sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác; dễ làm cho chúng ta ỷ lại, thiếu niềm tin, tinh thần phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống.

Lưu ý: Trong trường hợp học sinh trả lời ý 1 là đúng thì có giải thích ý 2 đúng cũng không cho điểm. Nếu ý 1 học sinh trả lời là sai, thì ý 2 chỉ cần giải thích: nơi dựa là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất và sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác, thì vẫn cho điểm tuyệt đối.

icon-date
Xuất bản : 25/09/2021 - Cập nhật : 26/09/2021