logo

Khổ có thể giúp một người trưởng thành Đọc hiểu

Tuyển tập Bộ đề Khổ có thể giúp một người trưởng thành đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Khổ có thể giúp một người trưởng thành đọc hiểu đầy đủ nhất.


Khổ có thể giúp một người trưởng thành đọc hiểu - Mẫu 1

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Khổ có thể giúp một người trưởng thành

Trứng gà bị vỡ do tác động từ bên ngoài là đồ ăn, bị vỡ do tác động từ bên trong thì chính là sinh mệnh. Cuộc sống cũng vậy, làm vỡ từ bên ngoài là áp lực, làm vỡ từ bên trong chính là trưởng thành.

Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh.Nhìn thấy một con bướm đang giãy giụa muốn thoát ra khỏi cái kén, có người hảo tâm giúp nó thoát ra. Nhưng không ngờ rằng, sau khi con bướm thoát ra ngoài, nó lại không thể duỗi đôi cánh ra được, và cuối cùng thiệt mạng.

Giãy giụa chính là điều con bướm cần làm để trưởng thành, lúc đó bạn giúp nó thoải mái, nhưng sau này nó sẽ không có đủ sức mạnh để đối mặt với những thử thách sẽ phải gặp trong cuộc đời…

(http://khoinghiepintemet.blogspot.com/2016. 05. hoc-cach- truong-thanh-chua-bao-gio-la-muon.html-St)

Câu 1. (0.5 điểm)  Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. (0.5 điểm)  Theo tác giả, sự khác biệt của con người khi chịu sự làm vỡ từ bên ngoài và tự làm vỡ từ bên trong là gì?

Câu 3.(1.0 điểm Theo anh/chị, việc tác giả đưa những hình ảnh “trứng gà”, “con bướm” và “cái kén” trong văn bản nhằm mục đích gì?

Câu 4.(1.0 điểm)  Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “người giàu có nhất, thường là người vấp ngã nhiều nhất” không? Vì sao?

Đáp án: 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận/ Nghị luận.

Câu 2. Sự khác biệt của con người khi chịu sự làm vỡ từ bên ngoài và tự làm vỡ từ bên trong là:Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh.

Câu 3.Việc tác giả đưa những hình ảnh “trứng gà”, “con bướm” và “cái kén” trong văn bản nhằm mục đích:

+ Giúp người đọc thấy được quá trình sinh nở, trưởng thành của con gà, con bướm đều bắt nguồn từ sự vận động tự bên trong: gà con phải tự phá vỡ vỏ trứng của mình, con bướm phải tự phá kén thì mới có thể sinh tồn được.

+ Từ đó có sự liên tưởng tới  quá trình trưởng thành của con người phải xuất phát từ sự khổ luyện của chính bản thân.

 * Lưu ý:Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề.

Câu 4. Bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/ không đồng tình / đồng tình một phần (0,25đ)

– Lí giải hợp lí, thuyết phục (0,75đ)

* Gợi ý: Đồng tình, vì:

+  Sau mỗi lần vấp ngã, họ sẽ rút ra được kinh nghiệm, biết mình thiếu sót ở đâu từ đó sẽ trau dồi thêm tri thức- họ trở thành những người giàu tri thức.

+  Sau mỗi lần vấp ngã, họ luôn tự đứng dậy, dũng cảm bước tiếp- họ trở thành những người giàu nghị lực và đạt được thành công trong cuộc sống.

* Lưu ý:Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng nói được bản chất vấn đề.


Khổ có thể giúp một người trưởng thành đọc hiểu - Mẫu 2

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Khổ có thể giúp một người trưởng thành

Trứng gà bị vỡ do tác động từ bên ngoài là đồ ăn, bị vỡ do tác động từ bên trong thì chính là sinh mệnh. Cuộc sống cũng vậy, làm vỡ từ bên ngoài là áp lực, làm vỡ từ bên trong chính là trưởng thành.

Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh.Nhìn thấy một con bướm đang giãy giụa muốn thoát ra khỏi cái kén, có người hảo tâm giúp nó thoát ra. Nhưng không ngờ rằng, sau khi con bướm thoát ra ngoài, nó lại không thể duỗi đôi cánh ra được, và cuối cùng thiệt mạng.

Giãy giụa chính là điều con bướm cần làm để trưởng thành, lúc đó bạn giúp nó thoải mái, nhưng sau này nó sẽ không có đủ sức mạnh để đối mặt với những thử thách sẽ phải gặp trong cuộc đời…

(http://khoinghiepintemet.blogspot.com/2016. 05. hoc-cach- truong-thanh-chua-bao-gio-la-muon.html-St)

  1. Hình ảnh trứng gà, con bướm và cái kén xuất hiện trong văn bản có tác dụng gì?
  2. Nếu anh/chị muốn hóa thân thành con bướm thì anh/chị phải làm gì để con bướm không bị thiệt mạng?
  3. Nêu suy nghĩ của anh/chị về quan điểm: Giãy giụa chính là điều con bướm cần làm để trưởng thành.
  4. Thông điệp cuộc sống được rút ra từ văn bản trên.

Đáp án: 

1. Hình ảnh trứng gà, con bướm và cái kén xuất hiện trong văn bản có tác dụng: giúp người đọc hiểu được quá trình trưởng thành của con người phải xuất phát từ sự khổ luyện của chính bản thân.

2.  Nếu anh/chị muốn hóa thân thành con bướm, thì anh/chị phải làm gì để con bướm không bị thiệt mạng?

Nếu muốn hóa thân thành con bướm, thì phải chịu đựng được nỗi khổ của quá trình giãy giụa ở trong kén, vậy thì mới có thể dang cánh bay cao được.

3. Giãy giụa chính là điều con bướm cần làm để trưởng thành. Ý kiến hợp lí vì:

-Giãy giụa là cách con bướm tự thân vận động để trưởng thành. Con người thông qua rèn luyện một cách tích cực mới thu nhận thành quả của bản thân.

-Không ai có thể giúp chúng ta cả đời. Mọi tác động bên ngoài chỉ là hỗ trợ, bản thân tự vươn lên, tự đối diện và vượt qua thử thách mới có thể tự lực thành công.

-Trưởng thành cần có quá trình, chẳng thể vội vàng, chẳng thể chỉ ngồi chờ đợi.

4. Thông điệp cuộc sống:

-Đừng than vãn nếu bạn đang gặp thử thách khổ đau. Hãy biến gian khổ thành thử thách để thêm trưởng thành.

-Hãy chấp nhận đối diện với gian nan. Sau nỗi buồn là niềm vui, sau vấp ngã là kinh nghiệm, sau khổ đau là trưởng thành.


Khổ có thể giúp một người trưởng thành đọc hiểu - Mẫu 3

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

 Khổ có thể giúp một người trưởng thành. 

Trứng gà bị vỡ do tác động từ bên ngoài là đồ ăn, bị vỡ do tác động từ bên trong thì chính là sinh mệnh. Cuộc sống cũng vậy, làm vỡ từ bên ngoài là áp lực, làm vỡ từ bên trong chính là trưởng thành. 

Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh. Nhìn thấy một con bướm đang giãy giua muốn thoát ra khỏi cái kén, có người hảo tâm giúp nó thoát ra. Nhưng không ngờ rằng, sau khi con bướm thoát ra ngoài, nó lại không thể duỗi đôi cánh ra được, và cuối cùng thiệt mạng. 

Giãy giụa chính là điều con bướm cần làm để trưởng thành, lúc đó bạn giúp nó thoải mái, nhưng sau này nó sẽ không có đủ sức mạnh để đồi mặt với những thử thách sẽ phải gặp trong cuộc đời Trên thế giới này, người giàu có nhất, thường là người vấp ngã nhiều nhất. Người có thể thành .. công là người mỗi lần vấp ngã, không chỉ có thể đứng dậy, mà vẫn có thể kiên trì tiếp tục bước đi.

 (http://khoinghiepintemet.blogspot.com/2016. 05. hoc-cach-truong-thanh-chua-bao-gio-la-muon.html-St) 

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 2. Theo tác giả, sự khác biệt của con người khi chịu sự làm vỡ từ bên ngoài và tự làm vỡ từ bên trong là gì? 

Câu 3. Theo anh/chị, việc tác giả đưa những hình ảnh “trứng gà", "con bướm" và “cái kén" trong văn bản nhằm mục đích gì? 

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm “người giàu có nhất, thường là người vấp ngã nhiều nhất" không? Vì sao? 

Câu 5. Từ nội dung của phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (200 chữ) trả lời câu hỏi: Tuổi trẻ cần làm gì để đối mặt với những thử thách?

Đáp án: 

Câu 1:

- PTBĐ chính: Nghị luận

Câu 2: 

- Theo tác giả, sự khác biệt của con người khi chịu sự làm vỡ từ bên ngoài và tự làm vỡ từ bên trong là:

+ vỡ từ bên ngoài thì nhất định  sẽ là món ăn của người khác

+ vỡ từ bên trong sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh.

Câu 3: 

- Việc đưa các hình ảnh như ''trứng gà'', ''con bướm'', ''cái kén''  nhằm giúp cho người đọc hiểu ra một điều rằng: trưởng thành chính là quá trình tư mình vượt qua thử thách, vượt lên chính những định kiến, vượt qua những nỗi sợ từ sâu thẳm trong lòng...

Câu 4: 

- CÓ. Bởi vì:

+ Đối với những người vấp ngã càng nhiều, họ sẽ có càng nhiều kinh nghiệm. Những kinh nghiệm ấy là kinh nghiệm thực tế mà chính họ tự rút ra, tự đúc kết sau những lần gặp khó khăn, thử thách. Và khi vấp ngã càng nhiều, kinh nghiệm của họ sẽ ngày càng nhiều hơn. Từ đó, càng ngày họ càng hoàn thiện bản thân hơn cũng như dễ dàng đạt được thành công hơn, không bao giờ hèn nhát đầu hàng trước trở ngại

Câu 5: Gợi ý dàn bài

1. Mở bài

     Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

     Bản lĩnh: là khả năng đương đầu với khó khăn, giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Bên cạnh đó, bản lĩnh còn là lòng dũng cảm, kiên trì, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm.

     Câu nói mang ý nghĩa: con người ai cũng cần rèn luyện cho bản thân sự bản lĩnh, đặc biệt là các bạn trẻ - những chủ nhân của đất nước, để có được cuộc sống tốt đẹp hơn và phục vụ được sự phát triển của đất nước.

b. Phân tích

-  Lợi ích của bản lĩnh:

+ Người có bản lĩnh là người có nhiều đức tính tốt đẹp khác như dũng cảm, kiên trì, mạnh mẽ,… từ đó dễ dàng theo đuổi mục tiêu của mình hơn.

+ Bản lĩnh của con người được hun đúc từ kinh nghiệm của cuộc sống, người có bản lĩnh là người có vốn sống phong phú, có kinh nghiệm trong nhiều vấn đề từ đó giải quyết mọi chuyện một cách tinh tế.

+ Người có bản lĩnh là tấm gương sáng để người khác học tập theo nhất là thế hệ trẻ, nếu bản lĩnh của con người được tôi luyện sẽ tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.

- Biểu hiện của người có bản lĩnh:

+ Dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn, gian khổ, thử thách, sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình.

+ Làm việc có mục tiêu, có kế hoạch, biết sắp xếp cuộc sống khoa học.

+ …

c. Chứng minh

     Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có bản lĩnh và đạt được thành công vang dội để minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

     Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người nhút nhát, không dám thể hiện bản thân, theo đuổi những thứ bản thân mình đề ra, lại có những người mới gặp chút khó khăn đã nghĩ đến việc bỏ cuộc, sợ thất bại, sợ vấp ngã,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

     Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý kiến Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

icon-date
Xuất bản : 29/09/2021 - Cập nhật : 29/09/2021