Câu hỏi:
Một trong những thành tựu của ngành Sinh học là tạo ra các loài sinh vật biến đổi gene (Genetically Modified Organism– GMO) nhờ đó đã mang lại cho con người những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với giá thành rẻ, thời gian bảo quản lâu hơn, đặc biệt là thành tựu này còn góp phần giải quyết vấn đề nạn đói trên thế giới. Ngoài việc đảm bảo nguồn thực phẩm, ngành Sinh học còn có những vai trò gì đối với đời sống con người?
Trả lời:
Vai trò của ngành Sinh học đối với cuộc sống con người:
- Làm thay đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp, công nghiệp, y học,… góp phần hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quản an toàn và thân thiệt với môi trường.
- Giúp con người đảm bảo đầy đủ các nhu cầu dinh dưỡng, giảm bệnh tật, nâng cao tuổi thọ, gia tăng điều kiện chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh.
Tìm hiểu thêm về những thành tựu của ngành Sinh học:
1. Thành tựu của ngành Sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
- Tạo ra các sinh vật mang gene người để sản xuất hormone, protein…
- Cấy ghép tế bào gốc: cấy ghép tế bào gốc cho bệnh nhân suy tim nặng do nhồi máu cơ tim cấp.
- Tạo các giống cây trồng sạch bệnh, cho năng suất và chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn, khả năng chống chịu tốt hơn.
- Phân tích các Protein/Proteome huyết thanh người mở ra hướng chẩn đoán trong y dược học góp phần trong công cuộc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
- Tạo đường chức năng có giá trị dinh dưỡng và phòng bệnh cho các đối tượng mắc bệnh tiểu đường, béo phì, rối loạn tiêu hoá,...
- Tạo ra các loại thuốc trị bệnh cho con người.
- Tạo ra các chế phẩm sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt và xử lý môi trường.
- Các công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm phát triển giúp nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu và người tiêu dùng trong nước.
2. Thành tựu của ngành Sinh học đối với cuộc sống con người:
- Y học: phát triển các kĩ thuật cấy ghép nội tạng, kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, liệu pháp gene, liệu pháp tế bào gốc, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người,…
- Dược học: sản xuất nhiều loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,… nhằm phòng và chữa nhiều bệnh ở người.
- Pháp y: xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống, xác định tình trạng sức khỏe hoặc tình trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… để giải quyết các vụ án dân sự; hoặc khám nghiệm tử thi; xét nghiệm DNA từ mẫu máu, tóc, da,… được thu nhận từ hiện trường vụ án trong điều tra các vụ án hình sự.
- Công nghệ thực phẩm: tạo ra các sản phẩm mới phục vụ cho nhiều lĩnh vực như thực phẩm, y học, chăn nuôi,… góp phần nâng cao sức khỏe con người.
- Khoa học môi trường: đưa ra các biện pháp xử lí kịp thời đồng thời chế tạo và sản xuất nhiều vật liệu, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc bảo vệ môi trường. Nhiều biện pháp sinh học (sử dụng tảo, vi sinh vật) cũng đã được ứng dụng rất hiệu quả.
- Nông nghiệp: áp dụng các kĩ thuật hiện đại góp phần tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm (gạo, trái cây, thủy sản,…) và giảm chi phí sản xuất, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực trong nước và xuất khẩu.
- Lâm nghiệp: phối hợp chặt chẽ giữa việc trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí; ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc quản lí và bảo vệ rừng. Nhờ đó, diện tích rừng được khôi phục đáng kể.
- Thủy sản: giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển; đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.