logo

Nghị luận về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lại được gợi ra từ văn bản Giấc mơ con cuộc đời con của Nguyễn Ngọc Tư

Đề bài: Nghị luận về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lại được gợi ra từ văn bản Giấc mơ con cuộc đời con của Nguyễn Ngọc Tư

Bài làm

“Bất kì công việc nào cũng đáng được tôn trọng” (Notorious). Việc lựa chọn hướng nghiệp không chỉ là quãng đường mà mỗi người phải đi qua mà còn là một hành trình quan trọng, đánh dấu sự phát triển và tự hình thành bản thân.Không những vậy, nó còn là một quyết định không chỉ cá nhân mà còn mang tính ảnh hưởng sâu rộng đến cả xã hội xung quanh. Có lẽ thông điệp thông qua tác phẩm “Giấc mơ cuộc đời con” của Nguyễn Ngọc Tư sẽ giải thích cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc hơn.

Nghề nghiệp là công việc mà một người làm để kiếm sống hoặc đóng góp vào xã hội thông qua việc áp dụng và phát triển các kỹ năng, kiến thức của mình. Nghề nghiệp không chỉ là phương tiện để kiếm sống mà còn là cách chúng ta đóng góp vào sự phát triển của cả bản thân và cộng đồng. Mỗi nghề nghiệp đều mang lại những giá trị và ý nghĩa đặc biệt, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và củng cố một xã hội hài hòa và phát triển.

Đối với mỗi cá nhân, nghề nghiệp một cơ hội để phát triển và thể hiện bản thân, tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức, từ đó tạo ra cơ hội cho sự tiến bộ và thành công. Đồng thời, mỗi nghề nghiệp cũng mang lại thu nhập và sự ổn định cho gia đình, giúp cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự lập.

Nghị luận về lựa chọn nghề nghiệp trong tương lại được gợi ra từ văn bản Giấc mơ con cuộc đời con của Nguyễn Ngọc Tư

Trong tác phẩm, việc chọn lựa con đường nghề nghiệp không chỉ đơn giản là một sự chọn lựa cá nhân, mà còn là một quá trình phản ứng và tương tác với môi trường xã hội và gia đình. Từ cảm xúc đồng cảm của gia đình trước quyết định của đứa trẻ đến sự lo lắng và nỗi bất an của bà ngoại trước tương lai mơ hồ của cháu, văn bản đã thể hiện sâu sắc về tầm quan trọng và những ảnh hưởng mà quyết định nghề nghiệp có thể gây ra. Trong xã hội ngày nay, có một sự thiên vị và đánh giá không công bằng đối với một số nghề nghiệp so với những nghề khác. Tuy nhiên, như đã được thể hiện trong văn bản, mỗi công việc mang lại một giá trị và ý nghĩa riêng và không nên có sự phân biệt xem trọng hay coi thường giữa chúng. Quá trình lựa chọn nghề nghiệp cũng không chỉ đơn thuần là một sự lựa chọn cá nhân mà còn phụ thuộc vào những yếu tố ngoại cảnh như sự ảnh hưởng của gia đình, xã hội và văn hoá. Điều này thường dẫn đến những cuộc đấu tranh giữa ước mơ và hiện thực, giữa mong muốn cá nhân và áp lực xã hội. Việc tôn trọng và đánh giá cao mọi nghề nghiệp là vô cùng quan trọng, mỗi công việc đều mang lại hạnh phúc và ý nghĩa đối với người làm và không nên có sự đánh giá cao thấp giữa chúng.

Những suy nghĩ hồn nhiên và ngây thơ của trẻ thơ lại vô cùng hợp lý với bối cảnh của cuộc sống bởi trẻ em không cần biết tại sao lại có sự khác nhau giữa các ngành nghề để cha mẹ phải buồn lòng và phản đối đến vậy. Đối với người lớn trong câu chuyện, khi trải qua nhiều khó khăn cực khổ của cuộc đời, có lẽ họ chỉ muốn tiền tài, danh tiếng, địa vị,... nhưng đặc biệt hơn cả là nhân vật người bà. Bà là người có nhiều kinh nghiệm sống, từng trải nhất, chính vì vậy mà bà chỉ mong đứa cháu của mình có một cuộc sống ổn định và hạnh phúc, vượt qua khỏi tất cả những tham muốn hư vinh. “Ước mơ tự bản thân nó đẹp rồi, không có ước mơ xấu, lại càng không có ước mơ sang, ước mơ hèn.” Người bà chính là người duy nhất tôn trọng ước mơ của cháu bởi sự giản dị và thật thà, trong sáng của trẻ thơ, coi lời nói của đứa trẻ không chỉ là “trẻ con vội thèm mau chán mà”. Bà hiểu rõ giá trị của sự ổn định và hạnh phúc, và mong muốn đứa cháu của mình có một cuộc sống tràn đầy niềm vui và ý nghĩa, vượt qua những cám dỗ hư vinh. Vậy nên, kể cả là những công việc thấp hèn nhất trong xã hội đều cần có một cái nhìn tôn trọng và cảm thông, bởi kể cả là những việc bé nhất như :bán bún riêu, trồng hoa, bán nước dừa… đều mang lại hạnh phúc cho đời sống con người, không có họ thì cuộc đời tẻ nhạt và vô nghĩa biết bao. Hãy nhìn nhận và đánh giá công việc của họ bằng cái nhìn của sự tôn trọng và đồng cảm, và để mỗi người đều có cơ hội theo đuổi ước mơ của mình mà không phải lo lắng về sự đánh giá hay sự phân biệt. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể xây dựng được một xã hội thực sự công bằng và hòa bình, phát triển văn minh và mạnh mẽ.

“Việc nhỏ thì học cách thích nghi, việc lớn thì hãy tôn trọng nguyên tắc. Có thể thỏa hiệp, nhưng không bao giờ được phá vỡ giới hạn của mình. Mong rằng cho dù bạn đã lăn lộn trong xã hội nửa đời người, bạn vẫn là người thiếu niên trong sạch thuở đầu.”

icon-date
Xuất bản : 21/03/2024 - Cập nhật : 21/03/2024