logo

Nghị luận khoảng 500 chữ trình bày cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức

Truyền kì mạn lục là tác phẩm nổi tiếng và cũng là tác phẩm làm nên tên tuổi vang dội của Nguyễn Dữ. Trong tác phẩm có một nhân vật có nét riêng, được khán giả đón nhận, để lại nhiều dấu ấn nhất trong lòng khán giả - đó là Từ Thức. Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu về tâm hồn của Từ Thức nhé!


Dàn ý Nghị luận khoảng 500 chữ trình bày cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức

* Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm Truyền kì mạn lục và truyện Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên

* Thân bài

- Xuất thân của Từ Thức

- Niềm đam mê thi ca của ông và lí do ông từ quan

- Từ đó thể hiện được phẩm chất cao đẹp: Thanh cao, liêm khiết, không màng danh lợi,…

- Tâm hồn của Từ Thức: bay bổng, phóng khoáng, yêu thi ca,…

* Kết bài

- Cảm nhận về nhân vật Từ Thức và tài năng của tác giả Nguyễn Dữ

Nghị luận khoảng 500 chữ trình bày cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức

Nghị luận khoảng 500 chữ trình bày cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức - Mẫu 1

Tác giả Nguyễn Dữ là chủ nhân của tác phẩm nổi tiếng Truyền kì mạn lục, ông đã dùng tác phẩm để thay mình nói lên quan niệm sống của bản thân trước cuộc đời. Trong hệ thống các truyện nhỏ của tác phẩm Truyền kì mạn lục có truyện Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên được đánh giá hay nhất. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên kể về cuộc đời của nhân vật Từ Thức. 

Từ Thức được tác giả giới thiệu là một người thích rượu, đàn hát, thơ ca, miến cảnh không muốn sống ganh đua ở giới quan trường. Cha ông là tri huyện Tiên Du thời Quang Thái đời nhà Trần. Có người từng nói với ông rằng:" Thân phận thầy làm đến chức quan đại thần mà thầy không làm nổi một chức tri huyện hay sao? ", nghe xong ông không liền trả lời vì ông muốn có cuộc sống tự do, tự tại, không vì lợi danh mà phải ganh đua, bon chen. Vì thực sự muốn được sống trong bình yên qua ngày nên ông đã từ chức quan nhỏ của mình mà đến một hang động tại huyện Tống Sơn để ở. Lí do ông chọn nơi đây là vì nó xa kinh thành xô bồ, ganh đua, cảnh vật ở đây yên bình, thanh cảnh. Tại Tống Sơn có hoa, có thơ văn, có rượu và được thưởng thức tất cả những thứ đó trước một cảnh đẹp tuyệt vời - đây chính là cuộc sống mà Từ Thức luôn mong ước bấy lâu nay. 

Nghị luận khoảng 500 chữ trình bày cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức

Từ đó thấy được tâm hồn trong sạch, thanh cao, liêm khiết của ông. Không màng danh lợi và cũng không để vòng danh lợi chi phối được bản thân chính là Từ Thức. Có thể thấy được ông là người mang theo chút tâm hồn của người nghệ sĩ trong mình, thích sự bay bổng, phóng khoáng, yêu thiên nhiên mà có thể bỏ hết tất cả mọi thứ để làm điều mình thích, mình yêu. Ông có đầy đủ các phẩm chất cao đẹp đáng để mọi người kính nể, tôn trọng và cách sống đáng để nhiều người học tập.

Với tài năng của mình, Nguyễn Dư thành công xây dựng những câu chuyện hay nhân vật có tính cách khác nhau được xếp trong những tình huống khác biệt. Từ đó giúp nhân vật bộc lộ lên được vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của riêng mình. Mỗi câu chuyện được viết lên qua nét bút tài hoa của Nguyễn Dữ đều để lại ấn tượng sâu sắc, truyền cảm hứng cho người đọc.


Nghị luận khoảng 500 chữ trình bày cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức - Mẫu 2

Từ Thức là một nhân vật của truyện Từ Thức lấy vợ tiên, một trong số những tác phẩm trong Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ. Trong truyện, nhân vật đã có hành động từ quan rất dứt khoát, từ đó thể hiện được tâm hồn của mình.

Từ Thức được miêu tả là “người học thức uyên bác lại có phụ thân làm đến đại thần nên được bổ nhiệm làm quan Tri huyện Tiên Du”. Từ Thức “vốn bản tính hay rượu, ngày thích khảy đàn, ngâm thơ vịnh cảnh vui thú thiên nhiên nên việc quan trường thường bỏ luống hay bị quan trên trách phạt.” Ông vốn là một vị quan, nhưng chán ngán với cảnh quan trường đầy gian dối và kìm kẹp, ông dứt khoát xin về quê náu nơi núi rừng. 

Qua hành động dứt khoát này, ta thấy được Từ Thức là một trong hiếm hoi những người đọc sách nhưng lại không có dã tâm lớn, chỉ một lòng hướng về non sông núi rừng. Chàng chọn Tống Sơn để dựng nhà và ở lại đó. Ta thấy được rằng, Từ Thức là một người không màng danh lợi, không bị quyền thế và tiền tài che mắt. Ông thích sự tự do, và cũng đã theo đuổi được nó. Ta cũng thấy được rằng, Từ Thức mang một thân hơi thở văn nhân rất rõ ràng. Ông thích sự tự do, yêu thiên nhiên và những thú vui của văn nhân thời đại đó như phẩm rượu, ngắm hoa,...

Qua lời kể chuyện chậm rãi, tác giả đã kể lại một câu chuyện mà trong đó những nét đẹp về tâm hồn của Từ Thức rất nổi bật. Thứ làm người đọc cảm nhận được rõ đó là việc tình huống truyện: Từ Thức từ quan mà tác giả đặt ra. Chức quan là một thứ thể hiện địa vị và tiền tài của con người trong thời đại đó, mang đến danh phận cho con người và còn nhận được sự tôn trọng của nhân dân trong xã hội cũ. Tuy nhiên, mặt trái của việc đó chính là những người văn nhân như Từ Thức không được tự do, phóng khoáng mà phải ràng buộc vào guồng lợi ích và địa vị. Những thủ đoạn chốn quan trường chẳng mấy sạch sẽ, nó cũng sẽ làm mất đi vẻ đẹp tâm hồn của con người. Vậy nên, qua việc từ quan, nhân vật Từ Thức càng trở nên sống động và có thần hơn. 

Nguyễn Dữ đã thành công khi đắp nặn một Từ Thức mang hơi thở của những người văn nhân cổ, cũng cho ta thấy được nét đẹp hiếm có của chàng. 


Nghị luận khoảng 500 chữ trình bày cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức - Mẫu 3

Truyền Kỳ Mạn Lục là một tập truyện gồm nhiều tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ. Đây là tập truyện ghi lại, tản mạn những điều kỳ lạ được lưu truyền trong nhân gian mà chưa chứng thực được đúng sai. Từ Thức lấy vợ tiên cũng là một truyện có yếu tố kỳ ảo trong những tập truyện ấy. Thông qua câu chuyện, nhân vật chính Từ Thức được Nguyễn Dữ khắc hoạ rất sống động và rõ nét.

Trong truyện, Từ Thức là một người có học vấn, đảm nhận một chức quan dưới đời vua Trần Thuận Tông. Thân sinh của ông cũng là một vị quan trong triều, có học thức uyên bác hơn người. Từ Thức được miêu tả rõ về tâm hồn thông qua hai chi tiết trong truyện. Đầu tiên, chính là cảnh giúp đỡ cô gái tại chùa Tiên Du, thứ hai là việc dứt khoát từ quan về núi Tống Sơn ở ẩn.

Đầu tiên, khi đi hội, một người con gái lỡ tay làm gãy hoa và bị nhà chùa bắt phạt. Từ Thức thấy nàng không có tiền liền đưa tay cứu giúp bằng cách đổi áo gấm của bản thân. Ngay cảm nhận ban đầu, nhân vật Từ Thức trong mắt người đọc đã được soi tỏ và là người tinh tế, có hiểu biết. Ông phân rõ được điều đúng, điều sai nhưng cũng hiểu được rằng, có những chuyện không thể dùng lời nói giải quyết được. Vậy nên, ông liền cởi áo đổi người. Không chỉ vậy, ta cũng nhận thấy được Từ Thức có tấm lòng thương người, dù chỉ là một người xa lạ mới gặp lần đầu.

Trong tình huống truyện thứ hai, Từ Thức chán ngán cảnh quan trường nên đã dứt khoát từ chức. “Từ Thức vốn bản tính hay rượu, ngày thích khảy đàn, ngâm thơ vịnh cảnh vui thú thiên nhiên nên việc quan trường thường bỏ luống hay bị quan trên trách phạt. Cứ như thế đến vài năm sau, Từ Thức chán nản quan trường, lại ngán ngẫm cái vòng danh lợi trần gian quẩn quanh không dừng, chàng treo ấn từ quan mà trở về với non xanh nước ngọc.” Từ chi tiết này, ta dễ dàng thấy được Từ Thức mang một tâm hồn thanh cao, không hề bị quyền lực và tiền tài bào mòn. Ông vẫn có đam mê với thơ ca, vẫn có lòng yêu thích thiên nhiên như những thi nhân ngày trước. 

Qua cách kể chuyện độc đáo và hai tình huống truyện, nhân vật Từ Thức xuất hiện trong mắt người đọc rất đặc sắc. Ông là người mang đủ những đức tính tốt của thi nhân bấy giờ, có cả sự trong sạch, thanh liêm hiếm người có được. 

-----------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Nghị luận khoảng 500 chữ trình bày cảm nhận về tâm hồn của Từ Thức. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập và học tập thật tốt môn Tiếng Việt. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

icon-date
Xuất bản : 21/11/2022 - Cập nhật : 05/07/2023