logo

Ngày 2/12/2020 Bộ Thông tin và truyền thông đã công bố và trao chứng nhận cho doanh nghiệp Việt Nam có nền tảng đám mây đạt tiêu chuẩn. Em hãy tìm hiểu xem: Đó là những doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ đám mây nào?

Câu hỏi: Ngày 2/12/2020 Bộ Thông tin và truyền thông đã công bố và trao chứng nhận cho doanh nghiệp Việt Nam có nền tảng đám mây đạt tiêu chuẩn. Em hãy tìm hiểu xem:

- Đó là những doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ đám mây nào?

- Quy mô tài nguyên của 5 nền tảng đám mây đó ra sao? Có bao nhiêu server?  Năng lực lưu trữ bao nhiêu Terabyte và bao nhiêu doanh nghiệp khách hàng đang sử dụng dịch vụ?

- Những trung tâm dữ liệu (data center) của các doanh nghiệp đó được đặt ở đâu?

Lời giải:

Ngày 2/12/2020 Bộ Thông tin và truyền thông đã công bố và trao chứng nhận cho doanh nghiệp Việt Nam có nền tảng đám mây đạt tiêu chuẩn.

- Những doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ đám mây, đó là: Viettel, VNG, CMC, VNPT và VCCorp.

- Quy mô tài nguyên của 5 nền tảng đám mây:

• Viettel Cloud được xây dựng với quy mô tài nguyên hơn 17.000 máy chủ có năng lực lưu trữ trên 30.000 Terabyte dữ liệu. Hiện nay, Viettel cloud đang cung cấp cho hơn 14.500 khách hàng trên toàn quốc, dưới dạng Public Cloud và Private Cloud.

Ngày 2/12/2020 Bộ Thông tin và truyền thông đã công bố và trao chứng nhận cho doanh nghiệp Việt Nam có nền tảng đám mây đạt tiêu chuẩn. Em hãy tìm hiểu xem: Đó là những doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ đám mây nào?

• VNPT Cloud của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Với tổng số 1.000 server có năng lực lưu trữ 10.000 Terabyte, VNPT Cloud hiện cung cấp dịch vụ cho khoảng 800 khách hàng tổ chức, doanh nghiệp.

• VNG Cloud Với tổng 5.350 server có năng lực lưu trữ 12.100 Terabyte, VNG Cloud có khoảng 650 doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ.

• Nền tảng CMC Cloud là mô hình điện toán đám mây đang cung cấp dịch vụ cho các khối Chính phủ, Hành chính công, Tài chính, Thương mại Điện tử…. Với 278 server có năng lực lưu trữ khoảng 15.000 Terabyte, CMC Cloud hiện có khoảng 6.000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ.

* Khái niệm cơ bản

Điện toán đám mây (Cloud computing) có thể hiểu một cách đơn giản là: các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ… sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần. Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung sản xuất bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thay họ. Bạn có thể truy cập đến bất kỳ tài nguyên nào tồn tại trong “đám mây (cloud)” tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu thông qua hệ thống Internet.

* Ảnh hưởng của điện toán đám mây

Tiết kiệm chi phí: Với điện toán đám mây chi phí đầu tư triển khai hạ tầng được giảm thiểu, chi phí mua phần cứng, phần mềm, bảo dưỡng, chi phí lắp đặt, chi phí nhân công cũng đều được cắt giảm đáng kể.

Sự tiện lợi: với dữ liệu của mình, bạn có thể truy cập chúng mọi lúc mọi nơi, gần như không bị phụ thuộc vào phần mềm hay phần cứng. Với Dropbox, gmail hay google Docs chỉ cần có Internet bạn hoàn toàn có thể truy cập những dữ liệu mong muốn.

Tính liên tục, sự an toàn: Dữ liệu nằm trên Dropbox hay những nơi tương tự sẽ có tính an toàn cao hơn rất nhiều. mặc dù không an toàn tuyệt đối bởi vẫn có những rủi ro nhưng tính an toàn vẫn cao hơn rất nhiều so với cách thức lưu trữ truyền thống.

Tính bảo mật: Dữ liệu vẫn sẽ nằm trong tài khoản online của bạn nên việc bạn bị mất các thiết bị lưu trữ cũng không cần lo lắng vì không ai có thể lấy dữ liệu của bạn nếu không có mật khẩu.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Tin 10 Bài 3 Cánh diều: Thực hành một số ứng dụng của mạng máy tính

icon-date
Xuất bản : 15/09/2022 - Cập nhật : 31/07/2023