logo

Điện toán đám mây không thể cung cấp những dịch vụ nào trong các dịch vụ sau đây?

Câu hỏi: Điện toán đám mây không thể cung cấp những dịch vụ nào trong các dịch vụ sau đây?

1) Dịch vụ ứng dụng lưu trữ.

2) Dịch vụ thư tín điện tử.

3) Dịch vụ bảo trì phần cứng và phần mềm tại gia đình.

4) Dịch vụ cung cấp máy chủ.

5) Dịch vụ cung cấp các ứng dụng văn phòng.

Lời giải:

Điện toán đám mây không thể cung cấp những dịch vụ: dịch vụ bảo trì phần cứng và phần mềm tại gia đình.

* Những lợi ích khi sử dụng đám mây?

Sử dụng điện toán đám mây được coi như một giải pháp thuê ngoài hiệu quả.

Chi phí giảm: Đám mây có thể giúp giảm cả chi phí vốn (CapEx) lẫn chi phí vận hàng (OpEx), vì các tài nguyên chỉ được mua khi cần và chỉ phải trả tiền cho những gì mà người dùng sử dụng.

Tối ưu hiệu quả nhân sự: Sử dụng điện toán đám mây giúp giải phóng đội ngũ nhân viên khỏi những công việc duy trì, bảo trì phần cứng và phần mềm, cho phép họ tập trung tạo ra các giá trị mới.

Khả năng mở rộng linh hoạt: Điện toán đám mây cho phép người dùng thoải mái điều chỉnh quy mô sử dụng ngay lập tức, khi có nhu cầu, tăng lên hoặc giảm xuống bất cứ lúc nào mà không cần đầu tư thêm thiết bị, giao kết dài hạn…

Điện toán đám mây không thể cung cấp những dịch vụ nào trong các dịch vụ sau đây?

* Hiện trạng phát triển công nghệ “điện toán đám mây” tại Việt Nam

Dù được thế giới dự đoán sẽ là “cơn sóng thần công nghệ ” song khái niệm “điện toán đám mây vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam.”

IBM là doanh nghiệp tiên phong khai trương trung tâm điện toán đám mây tại Việt Nam vào tháng 9/2008 với khách hàng đầu tiên là là Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông Việt Nam (VNTT). Sau đó, Microsoft là một trong những “đại gia” tiếp bước điện toán đám mây ở thị trường Việt Nam, nhưng hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển thử nghiệm.

Theo Ông Võ Tấn Long, Tổng Giám đốc công ty IBM Việt Nam: “Điện toán đám mây không còn là xu hướng mà là thực tế đang diễn ra. Có thể nói Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở ASEAN đưa vào sử dụng điện toán đám mây. Từ năm 2008 đến nay, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến các dịch vụ điện toán đám mây của IBM”.

Tiếp đến, điện toán đám mây ở Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu khả quan khi khi FPT – nhà công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã khẳng định vị thế tiên phong của mình trong công nghệ bằng lễ ký kết với Microsoft châu Á-Trend Micro để hợp tác phát triển “đám mây” ở châu Á.

>>> Xem toàn bộ: Soạn Tin 10 Bài 2 Cánh diều: Điện toán đám mây và internet vạn vật 

icon-date
Xuất bản : 15/09/2022 - Cập nhật : 31/07/2023