Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: ““Nếu trong một nước, ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy” là câu nói của ai?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về Mạnh Tử là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.
A. Khổng Tử
B. Mạnh Tử
C. Hồ Chí Minh
D. Tôn Đức Thắng
Trả lời
Đáp án đúng: B. Mạnh Tử
“Nếu trong một nước, ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy” là câu nói của Mạnh Tử
Mạnh Tử (chữ Hán: 孟子; bính âm: Mèng Zǐ) (372 TCN – 289 TCN) là triết gia Nho giáo Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử. Ông được xem là ông tổ thứ hai của Nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).
Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo.
Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ hàng trăm trường phái tư tưởng lớn như Pháp gia, Nho gia, Mặc gia. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ tính bản thiện, đối lập với tư tưởng của Tuân Tử rằng nhân chi sơ tính bản ác. Ông cho rằng "kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị". Ông đem học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng), Lương Huệ vương (nước Ngụy) nhưng không được trọng dụng. Về cuối đời, ông dạy học và viết sách. Sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách đặc biệt quan trọng của Nho giáo.
Xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa, Mạnh Tử luôn có ý thức đề cao dân. Có thể nói rằng, mọi chủ trương, đường lối, chính sách mà Mạnh Tử đề xuất, đều hướng tới dân, vì lợi ích nhân dân. Điều đó cho thấy, học thuyết Nhân chính của ông, về thực chất, là tư tưởng dân bản - tư tưởng lấy dân làm gốc nước.
Theo Mạnh Tử, khi người ta lấy điều lợi làm mục đích, chắc chắn kẻ dưới, vì lợi ích sẽ hại kẻ trên; còn ngược lại, kẻ trên vì lợi ích sẽ chiếm đoạt hết của cải của kẻ dưới. Như vậy, nếu tất cả mọi người ai ai cũng chỉ biết theo đuổi lợi ích của bản thân mình, gia đình mình, dòng tộc mình, tất yếu sẽ tạo ra mầm loạn trong một quốc gia, và cũng tất yếu dẫn tới trình trạng nổi loạn, tranh giành, cướp đoạt của cải của nhau. Mạnh Tử nhấn mạnh, muốn khắc phục tình trạng đó, nhà cầm quyền trước hết phải là tấm gương sáng về đạo đức cho dân chúng noi theo; do đó, họ không được lấy lợi ích làm điểm xuất phát, hoặc làm mục tiêu hướng tới của đường lối cai trị đất nước.
Tư tưởng trên đây của Mạnh Tử chứa đựng tinh thần nhân bản sâu sắc. Nó chứng tỏ ông là nhà chính trị có lòng nhân ái, không lấy lợi ích bản thân làm động lực cho hành động của mình. Khi coi nhân cách là cái gốc của đạo làm người, Mạnh Tử chủ trương dùng nhân nghĩa để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, nhằm đưa thiên hạ trở lại hữu đạo. Tuy nhiên, khi đề cao tới mức tuyệt đối nhân nghĩa và đòi hởi một cách vô điều kiện việc con người phải lấy nhân nghĩa đối xử với nhau trong cuộc sống, ông đã không nhìn thấy sức mạnh thực sự của bản năng con người trong các quan hệ xã hội của họ. Mặc dù vậy, việc coi trọng và đề cao nhân nghĩa lại là điểm xuất phát để Mạnh Tử hình thành một tư tưởng rất có giá trị - tư tưởng Dân bản. Tư tưởng Dân bản là yếu tố cốt lõi trong học thuyết Nhân chính của Mạnh Tử, và về thực chất, việc thi hành Nhân chính phải coi dân là gốc, phải hướng tới dân, vì dân.
Chuyện kể rằng, mẹ con Mạnh Tử sống gần bãi tha ma. Hàng ngày, Mạnh Tử vẫn thường ra đây nô đùa, ông thường diễn lại những cảnh nhìn thấy ở bãi tha ma. Mạnh Mẫu nhận thấy đây không phải là chỗ ở tốt cho con trai mình, bà liền chuyển nhà sang một khu phố mua bán sầm uất nhưng tình hình không khả quan cho lắm. Ông học cách cân, đong, đo, đếm của những kẻ mua bán, hay khoe khoang đồ của mình. Lần này, Mạnh Mẫu chuyển nhà đến gần một ngôi trường, Mạnh Tử sống gần đây nên học những khuôn mẫu lễ giáo, học hành chăm chỉ, lúc bấy giờ Mạnh Mẫu mới thở phào: “Đây mới là chỗ ở của con ta”.
Từng có lần, nhà hàng xóm giết lợn, Mạnh Tử thấy vậy hỏi mẹ giết lợn để làm gì, bà lỡ miệng nói đùa: “Để cho con ăn”. Sau đó, bà đi mua thịt lợn về cho con ăn vì bà nghĩ nếu mình nói dối con chẳng khác nào dạy con nói dối. Một câu chuyện nổi tiếng khác về Mạnh Mẫu dạy con đó là khi đang dệt vải, thấy con trốn học đi về. Bà kêu Mạnh Tử đến gần rồi cầm dao chặt đứt tấm vải và mắng: “Con đi học mà bỏ học chẳng khác nào mẹ dệt vải mà chặt đứt nó vậy”. Thấm thía lời mẹ dạy, ông chăm học, dần trở thành học sinh giỏi nhất lớp và bậc đại hiền triết sau này.
Sau này Ông cho rằng “kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị”. Học thuyết của ông gói gọi trong các chữ “Nghĩa”, “Trí”, “Lễ”, “Tín”. Ông đem học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng), Lương Huệ Vương (nước Ngụy)…nhưng không được áp dụng. Về cuối đời ông dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan trọng của Nho giáo. Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được hậu thế tôn làm “Á thánh Mạnh Tử” (chỉ đứng sau Khổng Tử).