logo

Nêu tác động của lực Coriolis đến hoàn lưu khí quyển


Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Câu 11: Nêu tác động của lực Coriolis đến hoàn lưu khí quyển.

Lời giải

– Không khí trên mặt đất ở Xích đạo bị đốt nóng, nở ra và bay lên cao, đến một độ cao nào đó thì bị lạnh đi. Do ở phía dưới vẫn có các dòng khí đi lên, nên khí lạnh này không hạ xuống được mà phải đi về phía hai cực và bị lệch về phía đông do tác dụng của lực Coriolis. Tới khoảng vĩ độ 30° – 35°, độ lệch đã lên đến 90( so với kinh tuyến, các dòng khí chuyển động song song với vĩ tuyến. Tại đây, không khí đã lạnh hẳn, hạ xuống rất nhanh, tạo ra các vùng áp cao ở bên dưới và hình thành nên đai áp cao cận nhiệt đới. Với sự xuất hiện của đai áp cao này làm phát sinh các đai hoang mạc cận nhiệt trên các lục địa và vùng lặng gió trên các đại dương.

– Do sự chênh lệch về khí áp nên có gió thổi từ hai khu áp cao cận nhiệt đới về phía Xích đạo và phía hai cực.

+ Các luồng gió thổi về phía Xích đạo dọc theo chiều kinh tuyến nhưng dưới tác động của lực Coriolis các luồng gió này bị lệch hướng và thổi theo hướng đông bắc – tây nam ở bán cầu Bắc và đông nam – tây bắc ở bán cầu Nam. Gió này gọi là gió Mậu dịch (Tín phong).

+ Các luồng gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt về phía cực bị lực Coriolis làm lệch về phía đông, đến khoảng vĩ độ 45° – 50° hầu như thổi theo hướng tây

– đông, tạo thành đai gió Tây (gió Tây ôn đới).

+ Các luồng gió thổi từ áp cao cực về phía Xích đạo cũng chịu sự tác động của lực Coriolis, đến các vĩ độ 65° đã có phương song song với vĩ tuyến và thổi theo hướng từ đông và tây, nên được gọi là gió Đông (gió Đông cực).

+ Vùng ôn đới nằm giữa đai gió Đông và đai gió Tây là vòng đai lặng gió. ở đây, gió thổi đến từ hai phía Bắc và Nam ngược hướng nhau là nguyên nhân động lực để hình thành đai áp thấp ôn đới.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021