logo

Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo

Câu hỏi: Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo

Trả lời:

+ Miễn dịch tự nhiên:

  - Là loại miễn dịch thụ động, chỉ có được sau 1 lần mắc bệnh nhiễm khuẩn nào đó (thủy đậu, quai bị...).

  - Miễn dịch tự nhiên là miễn dịch có được không qua sự tác động của con người. 

+ Miễn dịch nhân tạo:

  - Là loại miễn dịch chủ động, chỉ có được khi ta đã tiêm phòng vacxin của một bệnh nào đó (bệnh lao, bệnh sởi, bại liệt).

  - Miễn dịch nhân tạo là miễn dịch có được nhờ sự tác động của con người.

Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo

Cùng Top lời giải tìm hiểu về miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo nhé!

Miễn dịch là khả năng đề kháng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh khác nhau nhằm bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Khả năng miễn dịch của cơ thể có được nhờ vai trò của hệ thống miễn dịch. Các nhà miễn dịch học chia miễn dịch làm 2 loại dựa trên cách hình thành của miễn dịch. Hai loại miễn dịch này bao gồm miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đặc hiệu có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.


1. Miễn dịch tự nhiên là gì?

Miễn dịch tự nhiên hay còn gọi là miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch bẩm sinh chính là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây độc từ bên ngoài môi trường bằng các phản ứng không đặc hiệu của cơ thể.

Miễn dịch tự nhiên được xác định là có tác dụng đối với các vật lạ xâm nhập ngay cả khi cơ thể trước đó chưa từng được tiếp xúc với vật xâm nhập đó trước đây. Miễn dịch tự nhiên được xem là một cơ chế quan trọng giúp bảo vệ cơ thể trong lúc các phản ứng đặc hiệu chưa đáp ứng kịp.

Miễn dịch tự nhiên là gì?

Đây là loại miễn dịch đã được hình thành sẵn trong cơ thể từ khi mới lọt lòng mà chưa cần có sự tiếp xúc với kháng nguyên nào, do đó không bị phụ thuộc vào bản chất của các kháng nguyên và không cần đáp ứng chọn lọc hoặc đặc hiệu với bất kỳ kháng nguyên nào. Hiệu quả miễn dịch tự nhiên là như nhau đối với mọi mầm bệnh.

Miễn dịch tự nhiên bao gồm các hàng rào bảo vệ từ ngoài vào trong, nếu lọt qua hàng rào thứ nhất, các tác nhân sẽ vấp phải hàng rào thứ hai…nhằm tiêu diệt và có thể ngăn cản mầm bệnh trước khi chúng kịp nhân lên, nhờ đó mà hệ thống miễn dịch đặc hiệu mới có đủ thời gian vận hành. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều khi miễn dịch tự nhiên và miễn dịch đặc hiệu  xen kẽ và bổ sung cho nhau.

Đặc điểm của miễn dịch tự nhiên

Để hiểu rõ hơn về miễn dịch tự nhiên, bạn cần phải biết đến những đặc điểm cụ thể của nó. Các cơ chế miễn dịch tự nhiên đang mang những đặc điểm chung dưới đây.

- Phản ứng miễn dịch không chống lại cơ thể

Miễn dịch tự nhiên sẽ nhận diện và đáp ứng các vi sinh vật gây hại mà không phản ứng chống lại các tế bào, bộ phận cơ thể chính mình. Khả năng này là nhờ vào đặc tính vốn có của các cơ chế miễn dịch tự nhiên. Cùng với đó cũng có thể do các tế bào của cơ thể có các phân tử điều hòa gắn trên bề mặt chúng nên ngăn các phản ứng miễn dịch tấn công lại chính mình.

- Phản kháng ngay với tác nhân ngay lần tiếp xúc đầu

Miễn dịch tự nhiên có sự phản ứng ngay khi vi sinh vật xâm nhập mà không cần có tiếp xúc từ trước.

Với hệ miễn dịch đặc hiệu, để có hiệu quả tấn công cần phải có sự tiếp xúc với tác nhân gây hại trước. Sau đó ghi nhớ và phản ứng mạnh mẽ trong những lần tiếp xúc sau.

Hệ miễn dịch tự nhiên thì lại không cần vậy. Nó có thể tấn công mọi tác nhân gây bệnh dù chưa có sự tiếp xúc..

- Cường độ đáp ứng miễn dịch không tăng lên

Cường độ đáp ứng miễn dịch của hệ miễn dịch tự nhiên không có sự tăng lên sau mỗi lần tiếp xúc với tác nhân gây hại. Trong khi đó, sau mỗi lần tiếp xúc với tác nhân gây hại hệ miễn dịch đặc hiệu lại có sự nhạy cảm hơn, hiệu quả hơn với cùng một kháng nguyên đó.

Nó đảm bảo cho các phản ứng miễn dịch của cơ thể đặc hiệu hơn chống lại các trường hợp tái nhiễm và hiện tượng này còn được gọi là trí nhớ miễn dịch, mà không có ở miễn dịch tự nhiên.

- Các thành phần đều có khả năng nhận diện cấu trúc tác nhân gây hại

Các thành phần của miễn dịch tự nhiên đều có thể nhận diện được các cấu trúc giống nhau giữa các tác nhân gây hại khác nhau. Vậy nên thành phần của hệ miễn dịch tự nhiên dễ dàng nhận diện được nhiều vi khuẩn, virus hoặc nấm nhờ vào cấu trúc đặc trưng khá khác biệt với các bộ phận trên cơ thể chính mình.

- Khả năng nhận diện cấu trúc mang tính sống còn của tác nhân gây hại

Hệ miễn dịch tự nhiên có đặc điểm  nhận diện được các cấu trúc đặc biệt. Đây được coi là đặc điểm không thể thiếu để tồn tại của các tác nhân gây hại. 

Vai trò của miễn dịch tự nhiên

Miễn dịch tự nhiên là một dòng đáp ứng miễn dịch được xác định là đầu tiên của cơ thể. Nó được xác định liên quan đến mặt di truyền, vì vậy vai trò của nó được xác định được ngay từ khi sinh ra.

Vai trò của hệ thống miễn dịch tự nhiên được đánh giá là để bảo vệ cơ thể mỗi người nhằm chống lại những chất độc hại đến từ môi trường và những vi trùng gây bệnh khác nhau.

Bởi miễn dịch dịch tự nhiên được tăng cường bởi một số tế bào máu nhất định nên có thể hành động ở bất cứ nơi nào mà sinh vật bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Da và niêm mạc chính là một trong những rào cản chính nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.


2. Miễn dịch nhân tạo là gì?

Miễn dịch nhân tạo là hoạt động miễn dịch sinh ra sau quá trình nhiễm, tiêm vác-xin. Do đó, miễn dịch nhân tạo mang tính đặc hiệu. Nó giúp cơ thể miễn dịch với một loại bệnh nhất định.

Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo (ảnh 2)

Miễn dịch nhân tạo là gì?

Ví dụ, khi chúng ta tiêm chủng vác-xin phòng bệnh uốn ván. Hoạt tính miễn dịch bảo vệ cho cơ thể bằng cách sinh ra các chất để chống lại căn bệnh này. Khi bệnh uốn ván quay trở lại đã có sẵn kháng thể trong cơ thể để diệt mần bệnh.

1. Các thuộc tính của miễn dịch nhân tạo là gì ?

Miễn dịch nhân tạo bao gồm các thuộc tính cơ bản:

– Tính đặc hiệu:

Miễn dịch nhân tạo chỉ có khả năng đặc hiệu trên một kháng nguyên nhất định.

– Tính phân biệt cấu trúc lạ:

Hệ thống miễn dịch của cơ thể phân biệt được các cấu trúc ngoại lại, các tế bào ung thư, tế bào nhiễm virus. Mặt khác, hệ miễn dịch nhận diện được các protein và tế bào của mình.

Sau khi nhận diện, hệ thống miễn dịch điều khiển các tế bào và phân tử phù hợp để tiêu diệt những thành phần “lạ” này. Hiện tượng này là đáp ứng hiệu ứng giúp loại trừ thành phần ngoại lai và bất hoạt, tiêu diệt chúng.

– Trí nhớ miễn dịch:

Sau khi tiếp xúc với kháng nguyên lần đầu, đáp ứng miễn dịch nhân tạo đã được tạo ra. Nó đã ghi nhớ kháng nguyên này, khi tiếp xúc lần hai đáp ứng miễn dịch xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn. Cũng có thể thụ động truyền qua các tế bào lympho mẫn cảm.

2. Các phương thức đáp ứng miễn dịch nhân tạo là gì ?

Miễn dịch nhân tạo hoạt động dựa trên hai nền tảng cơ bản là dịch thể và tế bào trung gian.

– Miễn dịch thể dịch:

Miễn dịch thể dịch có kháng thể là yếu tố tham gia đáp ứng miễn dịch nhân tạo. Về bản chất, kháng thể là một globulin thực hiện chức năng miễn dịch.

Khi kết hợp với kháng nguyên đặc hiệu, chúng có khả năng hoạt hóa bổ thể. Từ đó ly giải tế bào đích, trung hòa độc tố của vi khuẩn, thậm chí gây độc tế bào “lạ”.

Miễn dịch nhân tạo là gì

– Miễn dịch tế bào trung gian:

Miễn dịch tế bào trung gian có các tế bào lympho tham gia đáp ứng miễn dịch nhân tạo. Trong đó, tế bào lympho T đóng vai trò biệt hóa ở tuyến ức trong khi tế bào lympho B biệt hóa ở tủy xương.

Tế bào T tiêu diệt các tế bào “lạ” hoặc tiết ra chất độc hóa học cytokin nhằm tăng cường đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, để thực hiện chức năng miễn dịch này còn có sự tham gia của một số tế bào khác. Ví dụ như tế bào trình diện kháng nguyên, dưỡng bào, bạch cầu hạt trung tính…

3. Ứng dụng miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo trong điều trị ung thư

Ung thư là nỗi khiếp của toàn nhân loại, kể từ khi được gọi thành tên rất sớm trong lịch sử y học. Hiểu đúng bản chất và những so sánh miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Từ đó sẽ là tiền đề cần thiết cho việc phát triển các phương pháp chữa bệnh. Trong đó có ung thư.

- Thành tựu y học thế giới trong điều trị ung thư 

Sự ra đời của liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư là một bước nhảy vượt bậc. Nó được coi như cứu cánh mới cho rất nhiều sinh mạng con người ở thời điểm hiện tại và tương lai. Đặc biệt, hướng đi này đã đạt được những thành tựu xuất sắc. Nhất là khi năm 2018 giải Nobel Y học và Sinh lý học được trao cho hai nhà khoa học James P.Allison và Tasuku Honjo.  Với liệu pháp trị ung thư bằng cách ức chế điều hòa miễn dịch âm tính.

- Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư tại Việt Nam

Các bác sỹ tại các bệnh viện Việt Nam trong thời gian qua đã nỗ lực tiếp thu các tinh hoa y học nước ngoài. Qua đó áp dụng để cải thiện chất lượng chữa bệnh. Một trong số các thành tựu đó là điều trị ung thư bằng chính hệ miễn dịch.

Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo (ảnh 3)

So sánh miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo

Ở Việt Nam, liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư đã được áp dụng trong thực tế. Cơ hội tiếp cận của liệu pháp này đã đến với rất nhiều bệnh nhân. Các chuyên gia đánh giá đây là biện pháp khá an toàn và hiệu quả. Nó đã cải thiện được hơn nhiều so với các phương pháp trị ung thư truyền thống.

Các thông tin trên đây nhằm cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất trong việc so sánh miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Việc hiểu rõ bản chất sinh học của hệ miễn dịch. Từ đó sẽ giúp chúng ta có hướng lựa chọn các phương án y tế hợp lý hơn. Đặc biệt là khi gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Cũng như phòng tránh các bệnh nguy hiểm.

icon-date
Xuất bản : 06/11/2021 - Cập nhật : 29/09/2023