logo

Nêu những biểu hiện cho thấy sự suy yếu của về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ. Em hiểu gì về các cụm từ “vua Lê - chúa Trịnh”, “chúa Nguyễn", “Đàng Trong - Đàng Ngoài"?

Cùng Toploigiai xem các cách Trả lời câu hỏi trang 28 (Nêu những biểu hiện cho thấy sự suy yếu của về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ. Em hiểu gì về các cụm từ “vua Lê - chúa Trịnh”, “chúa Nguyễn", “Đàng Trong - Đàng Ngoài"?) Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn SGK Lịch sử & Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. 


Những biểu hiện cho thấy sự suy yếu của về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ

Chính quyền:

- Từ đầu thế kỉ 16, khi nhà Lê bắt đầu suy thoái, sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đọa. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.

- Quan lại địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.

Dân chúng:

- Quần chúng nhân dân khổ cực nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.

- Một số thế lực phong kiến họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cả là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung.

=> Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Lê Hy, Trần Cảo,...

Nêu những biểu hiện cho thấy sự suy yếu của về chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ. Em hiểu gì về các cụm từ “vua Lê - chúa Trịnh”, “chúa Nguyễn", “Đàng Trong - Đàng Ngoài"?

Em hiểu gì về các cụm từ “vua Lê - chúa Trịnh”, “chúa Nguyễn", “Đàng Trong - Đàng Ngoài"?

Cụm từ Vua Lê - Chúa Trịnh, chúa Nguyễn, Đàng Trong Đàng Ngoài được hiểu như sau:

Trong giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh, lãnh thổ nước ta bị chia cắt thành Đàng Ngoài (phía Bắc sông Gianh) với chế độ "vua Lê chúa Trịnh" và Đàng Trong (phía Nam sông Gianh) với sự cai trị của "chúa Nguyễn". 

Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là 2 vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. 

Nhưng trên thực tế thì cả hai tập đoàn phong kiến này đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình như 2 nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh-Nguyễn.

* Chính quyền ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.

- Đàng Ngoài:

+ Họ Trịnh xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê.

+ Quyền lực nằm trong tay chúa Trịnh, vua Lê chỉ trên danh nghĩa => “vua Lê – chúa Trịnh”.

- Đàng Trong: họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền => chúa Nguyễn.

icon-date
Xuất bản : 21/02/2023 - Cập nhật : 28/07/2023