logo

Nêu một số nét trong chính sách cai trị về chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người dân Việt Nam thời Bắc thuộc.

icon_facebook

Cùng Top lời giải đến với phần trả lời chính xác, chi tiết cho câu hỏi: “Nêu một số nét trong chính sách cai trị về chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người dân Việt Nam thời Bắc thuộc.” cùng với kiến thức vận dụng hay nhất là tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho các bạn học sinh


Câu hỏi: Nêu một số nét trong chính sách cai trị về chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người dân Việt Nam thời Bắc thuộc.

Trả lời

* Về chính trị:

- Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc

- Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc.

* Về kinh tế:

- Sử dụng chế độ tô thuế

- Bắt cống nạp sản vật quý (ngọc minh cơ, sừng tê, ngà voi, đồi mồi...)

- Nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt

* Về văn hóa:

- Mở trường lớp dạy chữ Hán

- Áp dụng luật Hán

- Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc 

Chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc thể hiện:

- Chia Âu Lạc thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc

- Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc.

- Các triều đại phong kiến phương Bắc chủ trương đặt nước ta thành quận, huyện trực thuộc Trung Quốc nhằm mục đích dễ cai trị và dần dần thu phục người Việt.

 - Xây các thành lũy lớn, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt

>>> Xem thêm: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc


2. Chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc 

Những hình thức bóc lột chủ yếu của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc:

- Sử dụng chế độ tô thuế

- Bắt cống nạp sản vật quý (ngọc minh cơ, sừng tê, ngà voi, đồi mồi...)

- Nắm độc quyền về sắt và muối đối với người Việt

Nêu một số nét trong chính sách cai trị về chính trị, kinh tế, văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người dân Việt Nam thời Bắc thuộc.

- Chiếm đoạt ruộng đất, độc quyền sắt, muối, bắt dân ta cống nạp các sản vật quý, bắt

 hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.

-  Thời Đường, bên cạnh chính sách cống nạp, chính quyền đô hộ còn tăng cường chế độ thuế khóa và lao dịch nặng nề.

- Với chính sách cai trị này, kinh tế nước ta có sự chuyển biến:

+ Sử dụng công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, kĩ thuật chiết cành... vào trong trồng trọt và chăn nuôi.

+ Nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc.. phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn.

+ Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, làm đường, làm mật mía...


3. Chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc 

- Việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích đồng hóa dân ta về mọi mặt, xóa bỏ tập quán lâu đời của người Việt, ép dân ta theo phong tục tập quán của họ.

- Chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc:

+ Mở trường lớp dạy chữ Hán

+ Áp dụng luật Hán

+ Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc.

- Từ những chính sách cai trị tên, sự chuyển biến của xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc có sự chuyển biến như sau:: Quan lại đô hộ -> Địa chủ Hán và Hào trưởng Việt -> nông dân công xã -> nông dân lệ thuộc -> nô tì.

=> So với thời Văn Lang, Âu Lạc, xã hội thời Bắc thuộc có sự chuyển biến rõ rệt.


4. Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về các triều đại phong kiến phương Bắc 

Câu 1: Thành cổ Luy Lâu thuộc tỉnh nào của Việt Nam ngày nay:

A. Hà Nội.

B. Bắc Ninh.

D. Thanh Hóa.

C. Nghệ An.

Câu 2: Các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị về chính trị đối với người Việt như thế nào?

A. Đưa người Hán sang cai trị người Việt bằng luật lệ hà khắc của họ.

B. Cho người Việt đứng đầu các quận, huyện.

C. Xây trường học, đào tạo đội ngũ tay sai.

D. Đàn áp người dân dưới nhiều hình thức.

Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc:

A. Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc của họ.

B. Tập trung xây đắp các thành lũy lớn như: thành Luy Lâu (Bắc Ninh), thành Tống Bình, Đại La (Hà Nội).

C. Lực lượng quân đội đồn trú có vai trò kiểm soát các làng, xã của người Việt.

D. Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

Câu 4: Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt:

A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý.

B. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về lúa gạo.

C. Vơ vét sản vật, bắt dân đi lao dịch, nắm độc quyền buôn bán rượu.

D. Thu tô thế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối.

Câu 5: Từ đầu Công nguyên, các triều đại phong kiến phương Bắc mở trường dạy chữ Hán tại các:

A. Quận.

B. Châu.

C. Huyện.

D. Làng, xã.

Câu 6: Tư tưởng, tôn giáo được truyền bá ngày càng nhiều vào nước ta là:

A. Đạo Bà La Môn.

B. Thiên chúa giáo.

C. Nho giáo.

D. Hin-đu giáo.

Câu 7: Đâu không phải là tư tưởng được truyền bán ngày càng nhiều vào nước ta:

A. Đạo giáo.

B. Nho giáo.

C. Phật giáo.

D. Thiên chúa giáo.

Câu 8: Ai là người đứng đầu một châu trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:

A. Hào trưởng người Việt.

B. Viên Thứ sử người Hán.

C. Viên Thái thú người Hán.

D. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán trực tiếp nắm giữ.

Câu 9: Ai là người đứng đầu một quận trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:

A. Viên Thái thú người Hán.

B. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán trực tiếp nắm giữ.

C. Hào trưởng người Việt.

D. Viên Thứ sử người Hán.

Câu 10: Lực lượng có vai trò trong đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt là:

A. Viên tiết độ sứ người Hán.

B. Viên thái thú người Hán.

C. Quân đội đồn trú.

D. Viên thứ sử người Hán.

icon-date
Xuất bản : 07/05/2022 - Cập nhật : 07/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads