logo

Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác? | Câu 1 trang 55 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ (soạn 2 cách)

Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

Nêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

Soạn cách 1

- Luận điểm chính của toàn bài là : đức tính giản dị của Bác Hồ được nhất quán từ đời sống cính trị đến đời sống bình thường.

- Đức tính giản dị của Bác đã được tác giả chứng minh qua nhiều phương diện, cụ thể:

+ Đời sống hàng ngày: bữa cơm (chỉ vài ba món), đồ dùng (cái bát bao giờ cũng sạch sẽ và được sắp xếp tươm tất), nhà sàn (vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng)

+ Giản dị trong lối sống: hầu hết, Bác tự làm tất cả mọi việc không nhờ ai giúp. Những việc làm giản dị mà ý nghĩa: viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu ở miền Nam, đi thăm nhà ở của các công nhân,…

+ Giản dị trong các mối quan hệ với mọi người, trong lời ăn tiếng nói, cách viết để nhân dân có thể hiểu được, nhớ được.

Soạn cách 2

- Luận điểm chính của toàn bài: Bác Hồ có lối sống hết sức giản dị.

- Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã chứng minh ở các phương diện: bữa ăn, nhà ở, lối sống và làm việc, nói và viết   

+ Bữa cơm chỉ có vài ba món giản đơn   

+ Cái nhà sàn chỉ có hai ba phòng hòa cùng thiên nhiên   

+ Trong cuộc sống bình thường Bác tự mình làm mọi việc mà không cần mọi người giúp   

+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền nhưng đời sống tinh thần vẫn phong phú cao đẹp   

+ Giản dị trong lời nói bài viết

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021