logo

Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này. Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao?  | Câu 3 trang 55 Ngữ Văn 7


Soạn bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ (soạn 2 cách)

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

Đọc đoạn văn từ “Con người của Bác” đến “Nhất, Định, Thắng, Lợi!” và nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn này. Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? 

Soạn cách 1

Nhận xét về nghệ thuật trong đoạn văn “con người của Bác… Nhất, Định, Thắng, Lợi”: Tác giả đã nêu ra các luận cứ để chứng minh cho luận điểm là đức tính giản dị của Bác bằng hệ thống luận cứ phong phú,, toàn diện ở mọi mặt, từ đời sống sinh hoạt, bữa ăn, đến các việc làm giản dị của Bác. Tất cả các luận cứ đều mang tính cụ thể và thuyết phục cao.

+ Giản dị qua phong cách sinh hoạt: bữa ăn, căn nhà sàn đơn sơ, cách sắp xếp mọi thứ gọn gàng, tươm tất

+ Giản dị trong mối quan hệ với mọi người: viết thư cho đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, Thăm hỏi nhà công nhân

+ Giản dị trong cách đặt tên cho các đồng chí, gộp lại mang ý nghĩa lớn lao.

Soạn cách 2

* Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả trong đoạn văn trên:

- Trong đoạn văn trên tác giả đã có nghệ thuật chứng minh độc đáo, thuyết phục.Để chứng minh cho luận điểm chính tác giả đã đưa ra các lý lẽ dẫn chứng hết sức thuyết phục và toàn diện trên nhiều khía cạnh giúp người đọc hình dung rõ ràng và chi tiết sự giản dị của Bác Hồ.

- Những chứng cứ này rất giàu sức thuyết phục bởi đây là dẫn chứng cụ thể, dễ hiểu và toàn diện

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021