logo

Nêu đặc điểm nền kinh tế Ấn Độ

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi "Nêu đặc điểm nền kinh tế Ấn Độ" cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Địa lý 8


Trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm nền kinh tế Ấn Độ

Ấn Độ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á: GDP đạt 477 tỉ USD, tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP/người là 460 USD.

- Về công  nghiệp:

+ Công nghiệp có nhiều ngành đạt trình độ cao, giá trị sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới.

+ Phát triển nền công nghiệp hiện đại gồm các ngành công nghiệp chính:công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng...và các ngành công nghiệp nhẹ. Nổi tiếng nhất là công nghiệp dệt với hai trung tâm chính là Côn-ca-a và Mum-bai.

+ Phát triển các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác (điện tử, máy tính..)

- Về nông nghiệp:

+ Không ngừng phá triển, cuộc ‘‘cách mạng xanh’’ và ‘‘cách mạng trắng’’ đã mang lại nhiều thành tựu lớn, giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.

- Về dịch vụ:  phát triển, chiếm 48% trong tổng GDP.


Kiến thức tham khảo về kinh tế Ấn Độ


I. Sơ lược về nền kinh tế Ấn Độ

- Kinh tế Ấn Độ là một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới đang phát triển, lớn thứ ba thế giới nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), thứ 7 trên thế giới nếu tính theo tỷ giá hối đoái với USD (Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 1 nghìn tỷ USD năm 2007).[27] Ấn Độ là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, với tốc độ tăng trưởng GDP tới 9,4% trong năm tài chính 2006–2007. 

- Tuy nhiên, dân số khổng lồ đã làm cho GDP bình quân đầu người chỉ đạt mức 4.031 USD tính theo sức mua tương đương, hay 885 USD tính theo GDP danh nghĩa (ước năm 2007). Ngân hàng Thế giới hiện xếp Ấn Độ vào nhóm các nền kinh tế có thu nhập thấp.

- Nền kinh tế Ấn Độ đa dạng và bao gồm các ngành và lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp, dệt, chế tạo và nhiều ngành dịch vụ. Dù 2/3 lực lượng lao động Ấn Độ vẫn trực tiếp hay gián tiếp sống bằng nghề nông nhưng dịch vụ là một lĩnh vực đang tăng trưởng và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ. Sự tiến tới một thời đại kỹ thuật số và một số lượng lớn dân số trẻ và có học, thông thạo tiếng Anh đang dần chuyển Ấn Độ thành một điểm đến quan trọng của các dịch vụ điều hành kinh doanh (back office) của các công ty toàn cầu khi họ tiến hành outsourcing (đưa một phần hoặc toàn bộ công việc sang cho các nước khác thực hiện) các dịch vụ khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật của họ. Ấn Độ là một nước xuất khẩu chính nhân công tay nghề cao trong lĩnh vực phần mềm và các dịch vụ tài chính và công nghệ phần mềm. Các lĩnh vực khác như chế tạo, dược phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ nano, viễn thông, đóng tàu và hàng không đang thể hiện tiềm năng mạnh và đang đạt mức tăng trưởng ngày càng cao hơn.

- Từ sau ngày giành được độc lập, Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, bao gồm các ngành công nghiệp năng lượng, luyện kim, Cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệuxây dựng... và các ngành công nghiệp nhẹ, đặc biệt là Công nghiệp dệt vốn đã nổi tiếng lâu đời với hơi trung tâm chính là Côn-Ca-tg và Mumbai. Ấn Độ Cũng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi Công nghệ cao, tinh vi, chính xác như
điện tử, máy tính...
- Ngày nay, về giá trị sản lượng công nghiệp, Ấn Độ đã đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Sản Xuất nông nghiệp cũng không ngừng phát triển, với cuộc "cách mạng xanh" và "cách mạng trắng", Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Các ngành dịch vụ cũng đang phát triển, chiếm tới 48% GDP. Năm 2001, GDP đạt 477 tỉ USD. Có tỉ lệ gia tăng 5,88% và GDP bình quân đầu người là 460 USD.

Nêu đặc điểm nền kinh tế Ấn Độ

II. Đặc điểm các ngành kinh tế Ấn Độ

1. Nông nghiệp

- Hơn 70 phần trăm các hộ gia đình ở nông thôn phụ thuộc vào nông nghiệp như là phương tiện sinh kế cơ bản. Nông nghiệp, cùng với thủy sản và lâm nghiệp, chiếm tới một phần ba GDP của Ấn Độ. Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp ở mức thấp (chỉ chiếm khoảng 4,4% tổng thương mại hàng hoá Ấn Độ) và chỉ tập trung ở một số sản phẩm như rau, dầu thực vật, sản phẩm gỗ và đậu đỗ. Gạo Basmati đã trở thành sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ, tiếp đến là thuỷ sản và bông.

- Ấn Độ sản xuất nhiều loại sản phẩm nông nghiệp và là nhà cung cấp các sản phẩm ngũ cốc (lúa mì, gạo Basmati và ngô), sữa, hạt có dầu, bông, đay, trà, mía đường, lạc, hành, khoai tây, hoa quả, rau, gia súc, gia cầm, thủy sản… lớn trên thế giới. “Tự cung tự cấp” là mục tiêu chính trong chính sách nông nghiệp của Ấn Độ kể từ sau cuộc Cách mạng xanh những năm 1960. Nguồn cung cấp nông sản cho thị trường trong nước vào khoảng 97%.

- Ấn Độ cũng là nước sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu lớn nhất các loại gia vị và các sản phẩm gia vị trên thế giới. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới về sản lượng nông nghiệp và trang trại. Ngành nông nghiệp của Ấn Độ có nhiều lĩnh vực để các nhà đầu tư lựa chọn như đóng hộp, sữa và sản phẩm sữa, chế biến, thực phẩm đông lạnh, thủy sản, thịt, gia cầm, ngũ cốc…

- Một số yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành nông nghiệp Ấn Độ trong những năm gần đây. Đó là sự gia tăng về thu nhập và tiêu dùng, sự phát triển của lĩnh vực chế biến thực phẩm và sự gia tăng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra còn nhờ sự tham gia ngày càng nhiều của khu vực tư nhân trong nông nghiệp, sự phát triển của lĩnh vực trồng trọt sạch (organic farming) và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp.

2. Công nghiệp

- Trong 5 năm trở lại đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên toàn cầu đã tác động mạnh đến nền kinh tế Ấn Độ, thúc đẩy nước này tập trung đầu tư, phát triển mạnh lĩnh vực sản xuất nhằm mở rộng quy mô cũng như tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp của Ấn Độ trên thị trường thế giới.

- Thúc đẩy bởi chương trình “Make in India”, Ấn Độ đang trên con đường trở thành trung tâm sản xuất công nghệ cao khi những nhà sản xuất hàng đầu toàn cầu như GE, Siemens, HTC, Toshiba và Boeing đã thành lập hoặc đang trong quá trình thiết lập sản xuất các nhà máy ở Ấn Độ. Theo Cơ quan xúc tiến xuất nhập khẩu của Ấn Độ, lĩnh vực sản xuất của Ấn Độ có tiềm năng đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2025. Việc thực hiện Thuế Hàng hóa và Dịch vụ (GST) sẽ đưa Ấn Độ trở thành thị trường với GDP là 2,5 nghìn tỷ USD cùng với dân số 1,32 tỷ người, đây sẽ là một điểm thu hút lớn cho các nhà đầu tư. Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn Độ (ICEA) dự đoán rằng Ấn Độ có tiềm năng mở rộng năng lực sản xuất máy tính xách tay và máy tính bảng tích lũy lên 100 tỷ USD vào năm 2025 thông qua các biện pháp can thiệp chính sách…

3. Dịch vụ

- Phát triển kinh tế dịch ᴠụ đã giúp nền kinh tế Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu quan trọng kể từ những năm 90 của thế kỷ XX, cụ thể: 

+  Dịch ᴠụ là khu ᴠực đã dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ kể từ những năm cải cách phát triển kinh tế đầu thập niên 90 thế kỷ XX; 

+ Sự phát triển dịch ᴠụ góp phần chuуển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, giảm bớt tỷ trọng ngành nông nghiệp ᴠà tăng tỷ trọng ngành công nghiệp ᴠà dịch ᴠụ;

+ Phát triển dịch vụ ở Ấn Độ đặc biệt là những dịch vụ liên 1 đến công nghệ cao và các dịch vụ “tri thức” đã đưa Ấn Độ tiếp cận ngay với công nghệ cao và đổi mới, và đất nước này đã rất thành công trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn;

+  Khu vực dịch vụ là khu vực năng động, thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước; 

+  Phát triển dịch vụ theo định hướng xuất khẩu đã giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế, cải thiện mức sống dân cư.

icon-date
Xuất bản : 22/03/2022 - Cập nhật : 22/03/2022