logo

Nêu cảm nhận của em trong khổ thơ đầu bài Chợ tết

Qua bài Nêu cảm nhận của em trong khổ thơ đầu bài Chợ tết, lòng ta dường như cũng bồi hồi, rạo rực biết bao nhiêu, như đang được được đắm mình trong không khí nhộn nhịp, vui tươi, khi được đi chợ Tết cùng người thân, bạn bè. Và nhân dịp Tết đến xuân về, chúng ta hãy cùng nhau thưởng thức bài thơ “Chợ Tết” của tác giả Đoàn Văn Cừ để cùng cảm không khí hân hoan của ngày lễ tết  đậm hương vị Tết xưa!


Dàn ý Nêu cảm nhận của em trong khổ thơ đầu bài Chợ tết

I. Mở bài

Giới thiệu sơ lược về bài thơ Chợ Tết, về tác giả Đoàn Văn Cừ, dẫn dắt vào vấn đền cần nghị luận là cảm nhận khổ thơ đầu.

II. Thân bài

- Nội dung: không khí nhộn nhịp, vui tươi, tấp nập của chợ Tết nơi làng quê.

- Tổng kết nghệ thuật của bài thơ:

+ Sự tài tình trong việc phối hợp màu sắc.

+ Cách dùng từ láy đa dạng.

+ Các biện pháp tu từ phong phú như: liệt kê, thể thơ tám chữ, so sánh, nhân hóa,..

=> góp phần to lớn trong việc làm nên sự thành công của tác phẩm.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của bản thân em sau khi học xong tác phẩm.

Dàn ý Nêu cảm nhận của em trong khổ thơ đầu bài Chợ tết

Nêu cảm nhận của em trong khổ thơ đầu bài Chợ tết

Tết có lẽ là thời điểm mà tất cả mọi người đều háo hức và mong chờ. Đây chính là khoảnh khắp khép lại năm cũ và chào mừng một năm mới tới. Là dịp để những người xa quê có thể về và sum họp, quây quần bên gia đình sau một năm đi xa vất vả. Nhân dịp Tết đến xuân về, chúng ta hãy cùng nhau thưởng thức bài thơ “Chợ Tết” của tác giả Đoàn Văn Cừ để cùng cảm không khí hân hoan của ngày lễ tết  đậm hương vị Tết xưa!

Đoàn Văn Cừ là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới từ năm 1932 đến năm 1945. Cùng với thế hệ các nhà thơ như Anh Thơ và Bàng Bá Lân, thì Đoàn Văn Cữ là người có khuynh hướng sáng tác chủ yếu về chủ đề quê hương như: cảnh sắc thiên nhiên, cảnh sinh hoạt ở nông thôn. Đặc biệt, Đoàn Văn Cừ còn đi theo một con đường riêng: ông sáng tác những tác phẩm về lễ hội ở làng quê và tiêu biểu trong đó phải kể tới bài thơ “Chợ Tết” được tác giả viết theo lối mới với thể thơ 8 chữ gồm 44 câu, là một bài thơ rất đặc sắc và độc đáo viết về chợ quê những ngày cận Tết, quả thật đúng như Hoài Thanh đã nói, thơ ca của Đoàn Văn Cừ đã góp phần rất lớn trong việc gìn giữ “hồn xưa của đất nước”.

Nêu cảm nhận của em trong khổ thơ đầu bài Chợ tết

Mở đầu tác phẩm, chỉ với vỏn vẹn bốn câu thơ tác giả đưa người đọc đến chiêm ngưỡng một khung cảnh thiên nhiên thật tươi vui, sống động, tràn ngập sức sống ở làng quê:

“Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi

Sương hồng lam, ôm ấp nóc nhà gianh

Trên con đường viền trắng mép đồi xanh  

Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết”.

Những câu thơ mở đầu đã gợi tả cho độc giả thấy về vẻ đẹp của một sáng sớm tinh mơ trong ánh bình minh ở nơi làng quê. Dải mây trắng lấp ló “đỏ dần” trên đỉnh núi. Những giọt sương mai long lanh được tác giả tinh tế mà khéo léo nhân hóa những viên ngọc "hồng lam" lấp lánh, nó hình như đang bận "ôm ấp nóc nhà gianh” nơi thôn ấp. Con đường quê hiện lên với những "viền trắng" uốn lượn quanh mép đồi xanh. Từ dải mây trắng, đỉnh núi, giọt sương hồng lam, nóc nhà gianh, con đường, đồi xanh,... tất cả đều ửng sáng, tràn đầy sự tươi mới, khoảnh khắc ấy trông rất đẹp mắt làm sao. Qua đó Đoàn Văn Cừ đã thành công thể hiện sự tài hoa của mình qua nghệ thuật phối sắc. Nhà thơ sử dụng màu sắc một cách thật tài tình quả là không sai khi nói “trong thơ có họa”.  Và trên con đường chuyể mình, uốn những đường cong mềm mại như dải tơ lụa ấy, có biết bao nhiêu con người đang hao hức, nô nức vui tươi, từ già trẻ đến gái trai của những thôn ấp tràn về nối đuôi nhau đi chợ Tết với tinh thầng nôn nao, niềm vui náo nức. Ở đây, cảnh đi chợ Tết đã được nhà thơ miêu tả "tưng bừng" đông vui không khác gì đi trảy hội! Qua đó có thể thấy niềm vui sướng của tất cả mọi người, nhà nhà người người đều mong chờ tết đến. 

Không chỉ riêng đoạn thơ mở đầu mà hầu như toàn bộ bài thơ đều được tác giả Đoàn Văn Cừ bằng ngòi bút tài hoa của mình đã sử dụng một cách tài tình nghệ thuật của sự phối hợp màu sắc, không chỉ vậy nhà thơ còn kết hợp với cách dùng từ láy đa dạng, các biện pháp tu từ phong phú như: liệt kê, thể thơ tám chữ, so sánh, nhân hóa, … đã góp phần to lớn trong việc làm nên sự thành công của tác phẩm. Đọc đoạn thơ trên, mà lòng ta cũng bồi hồi, rạo rực biết bao nhiêu, như đang được được đắm mình trong không khí nhộn nhịp, vui tươi, khi được đi chợ Tết cùng người thân, bạn bè của làng quê xưa. Ở đây tác giả chủ yếu miêu tả khung cảnh và không khí của chợ Tết, ít tập trung vào việc miêu tả mua bán. Bởi có lẽ đi chợ Tết đâu chỉ là để mua bán, sắm sửa, mà cái chính là để ngắm chợ, chơi chợ, thưởng thức không khí tấp nập và đông vui như hội chợ. Nhà thơ đã rất thành công trong việc khắc họa nên một bức tranh chợ quê rất sinh động, giản dị nhưng cũng rất đỗi thân quen về một phiên chợ Tết những ngày xa xưa và cũng là cả chợ Tết ở những làng quê ngày nay, chắc hẳn đâu đây vần còn có nơi sẽ lưu giữ và bảo tồn nét văn hóa đẹp thế này. 

----------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã cung cấp cho các bạn bài dàn ý và bài văn mẫu Nêu cảm nhận của em trong khổ thơ đầu bài Chợ tết. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 18/02/2023 - Cập nhật : 03/07/2023