logo

Nếu các phân tử DNA luôn tái bản một cách tuyệt đối chính xác thì thế giới sống có liên tục tiến hoá được không?

Câu hỏi: Nếu các phân tử DNA luôn tái bản một cách tuyệt đối chính xác thì thế giới sống có liên tục tiến hóa được không? Giải thích.

Lời giải:

Nếu các phân tử DNA luôn tái bản một cách tuyệt đối chính xác thì thế giới sống không liên tục tiến hóa được.

Nếu các phân tử DNA luôn tái bản một cách tuyệt đối chính xác thì thế giới sống không liên tục tiến hóa được. Bởi nhờ được kế thừa thông tin di truyền từ những sinh vật tổ tiên ban đầu, các sinh vật trên Trái Đất đều có những điểm chung. Tuy nhiên, các sinh vật luôn có những cơ chế phát sinh các biến dị di truyền và sự thay đổi không ngừng của điều kiện ngoại cảnh luôn chọn lọc và giữ lại các dạng sống thích nghi với môi trường khác nhau → các sinh vật tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau tạo nên một thế giới sống vô cùng đa dạng và phong phú.

Nếu các phân tử DNA luôn tái bản một cách tuyệt đối chính xác thì thế giới sống có liên tục tiến hóa được không?

* Thế nào là phân tử DNA?

Axit deoxyribonucleic, hay DNA, là một phân tử chứa các thông tin mà một sinh vật cần để phát triển, sống và sinh sản. Những thông tin này được tìm thấy bên trong mỗi tế bào, và được truyền từ cha mẹ cho con cái của họ.

DNA là thứ khiến mỗi con người trở thành một cá thể độc nhất vô nhị trên thế giới.

Một bộ DNA hoàn chỉnh chứa 3 tỷ bazo, 20.000 gen và 23 cặp nhiễm sắc thể. Chúng ta thừa hưởng một nửa DNA từ tinh trùng của cha và một nửa từ trứng của mẹ. Trên thực tế DNA rất dễ bị phá hủy, ước tính có hàng chục ngàn sự kiện gây tổn hại đến DNA xảy hằng ngày trong mỗi tế bào của chúng ta. Các tổn hại này có thể xảy ra do lỗi sao chép DNA, do gốc tự do và do chúng ta tiếp xúc với bức xạ UV. Nhưng may thay, các tế bào của chúng ta lại có những protein chuyên biệt có khả năng phát hiện và sửa chữa nhiều trường hợp DNA bị phá hủy.

* Nguồn gốc DNA

"Tiến hóa" là "quá trình hoàn thiện", biến đổi dần để hoàn thiện hơn các bộ phận, chức năng của các sinh vật để phù hợp hơn với điều kiện sinh tồn cũng đang dần thay đổi.

Trong sinh học, tiến hóa là sự thay đổi đặc tính di truyền của một quần thể sinh học qua những thế hệ nối tiếp nhau. Các quá trình tiến hóa làm nảy sinh sự đa dạng ở mọi mức độ tổ chức sinh học bao gồm loài, các cá thể sinh vật và cả các phân tử như ADN và protein.

* Cấu trúc DNA

DNA là đại phân tử sinh học, có cấu trúc đa phân, được hình thành bởi nhiều đơn phân, mỗi đơn phân là 1 nucleotit.

Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: 

+ Nhóm phosphate PO4-3 

+ Đường pentose C5H10O4 (đường Deoxyribose). 

+ Bazơ nitơ: gồm 4 loại khác nhau: A, G là dẫn xuất của purin có kích thước lớn, T, C là dẫn xuất của pyrimidin cơ kích thước nhỏ. 

Trong một nucleotit, pentose liên kết cộng hóa trị với 9’N của purin (hoặc với 1’N của pyrimidin) tại 1’C (cacbon số 1 của đường) và với nhóm phosphate tại 5’C (cacbon số 5 của đường. 

* Chức năng của DNA

DNA là vật chất di truyền mang tất cả các thông tin di truyền. Gen là những đoạn DNA nhỏ, chủ yếu bao gồm 250 – 2 triệu cặp bazơ. Một gen mã cho một phân tử polypeptit, trong đó trình tự ba bazơ nitơ là viết tắt của một axit amin.

Các chuỗi polypeptide tiếp tục được gấp lại theo cấu trúc bậc hai, bậc ba và bậc bốn để tạo thành các protein khác nhau. Vì mọi sinh vật chứa nhiều gen trong DNA của chúng, nên các loại protein khác nhau có thể được hình thành. Protein là các phân tử cấu trúc và chức năng chính trong hầu hết các sinh vật. Ngoài việc lưu trữ thông tin di truyền, DNA còn liên quan đến:

Quá trình sao chép: Truyền thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào con và từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo và sự phân bố đồng đều của ADN trong quá trình phân bào

+ Đột biến: Những thay đổi xảy ra trong trình tự DNA

+ Phiên mã

+ Trao đổi chất tế bào

+ Mẫu xét nghiệm DNA

+ Liệu pháp gen

>>> Tham khảo: Nhờ quá trình nào mà thông tin trên DNA được di truyền ổn định qua các thế hệ?

icon-date
Xuất bản : 06/10/2022 - Cập nhật : 19/11/2022