logo

Hãy mô tả một vài cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể người Nêu cơ chế tự điều chỉnh này không hoạt động tốt thì sẽ dẫn đến các bệnh lí như thế nào?

Câu hỏi: Hãy mô tả một vài cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể người. Nêu cơ chế tự điều chỉnh này không hoạt động tốt thì sẽ dẫn đến các bệnh lí như thế nào?

Lời giải:

Một vài cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể người:

+ Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn tirôxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhiệt độ cơ thể tăng, ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmôn tiết ra không đủ điều hòa thì chuyển hóa giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển.

+ Khi có một tác động quá lớn đến tâm lí con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn kí ức đó.

+ Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường - chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat - chất gây độc cho cơ thể.

Cơ chế tự điều chỉnh này không hoạt động tốt thì sẽ dẫn đến các bệnh lí:

Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh bệnh tật. 

Ví dụ: Nếu cơ thể không điều chỉnh được lượng đường trong máu, làm cho lượng đường tăng cao lâu ngày có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

Hãy mô tả một vài cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể người. Nêu cơ chế tự điều chỉnh này không hoạt động tốt thì sẽ dẫn đến các bệnh lí như thế nào?

* Thế nào là cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể người?

Khả năng tự điều chỉnh là cơ chế đảm bảo, duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển. Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo điều hòa, duy trì sự cân bằng động trong hệ thống, để tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

Ví dụ: Khi nồng độ glucose trong máu tăng lên, hormone insulin có trong tụy sẽ được tiết ra, biến glucose thành glycogen dự trữ trong gan. Ngược lại, nếu nồng độ glucose trong máu giảm, glucagon trong có trong tụy sẽ chuyển glycogen dự trữ trong gan thành glucose để tăng lượng đường trong máu.

* Cơ chế tự điều chỉnh đường của cơ thể

Cơ Chế tự điều chỉnh đường của cơ thể hoạt động trơn tru giúp người khỏe mạnh, có thể nhị đói mà không bị hạ đường huyết, ăn nhiều mà đường huyết không lên quá cao.

Cơ thể gồm hàng tỷ tế bào, và muốn vận hành được trơn tru, Tế bào cần có năng lượng. Năng lượng đến từ chất đường, chất đạm, chất béo- trong đó chất đường ( gluxit) chiếm tỉ lệ 80%. Hôm nay chúng ta chỉ nói về Cơ chế chuyển hoá đường

Cơ Chế này gồm sự tham gia của các cơ quan chủ chốt của cơ thể như Não, Gan, Tụy, mạch máu, Tế bào,…

Não: là trung tâm chỉ huy và cảm nhận mức đường huyết. Não người được lập trình ở mức đh bình thường và an toàn như sau: ĐH lúc đói 60-140mg/dl , ĐH sau ăn 2h là 200-250mg/dl.

Khi nhịn đói, đh có xu hướng giảm thấp. Khi đh xuống gần mốc 60mg/dl, tế bào não sẽ ghi nhận tín hiệu này và sẽ lập tức phát xung điện xuống tuyến tụy nói rằng: đường huyết đang thấp đó Tụy ơi. Tuyến tụy nhận được tín hiệu này từ não lập tức phát ra lệnh khiến tế bào alpha tiết ra Glucagon vào máu. Glucagon sẽ đến gan và khiến gan mở kho đường dự trữ là Glycogen, gan sẽ chuyển hóa Glycogen thành glucose đi vào máu để nuôi tế bào. Đó là lý do tại sao người bình thường nhịn đói không bị chết hay ngất xỉu

Khi ăn no, Đh trong máu tăng cao. Tế bào não sẽ bắt được tín hiệu này . Nó lập tức phát tín hiệu chỉ thị xuống tuyến tụy nói rằng: Đường huyết trong máu đang cao đó, Tụy xử lý đi.

* Một số ví dụ về khả năng tự chiều chỉnh của cơ thể người
Ví dụ 1: Mắt người khi nhìn không rõ có xu hướng khép nhỏ lại, làm thay đổi cầu mắt, giúp ảnh hiện chính xác ở khoảng tiêu cự để nhìn rõ vật.

Ví dụ 2: Khi có một tác động quá lớn đến tâm lí con người, não có xu hướng xóa bỏ đoạn kí ức đó.

Ví dụ 3: Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn tirôxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhiệt độ cơ thể tăng, ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmôn tiết ra không đủ điều hòa thì chuyển hóa giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển.

Ví dụ 4: Lượng glucozo trong máu luôn được điều hòa để giữ được mức ổn định, khi cơ thể thiếu hụt glucose sẽ tự động phân giải glycogen dự trữ để bổ sung lượng glucose thiếu hụt.

Ví dụ 5: Ở hoạt động bài tiết bình thường, cơ thể sẽ thu lại đường - chất có lợi cho cơ thể và bài thải nitrat - chất gây độc cho cơ thể.

Ví dụ 6: Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh bệnh tật. VD: Nếu cơ thể không điều chỉnh được lượng đường trong máu, làm cho lượng đường tăng cao lâu ngày có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

>>> Tham khảo: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể

icon-date
Xuất bản : 06/10/2022 - Cập nhật : 19/11/2022