logo

Nếp sống là gì?

Nếp sống là cách thức sống, sinh hoạt, ứng xử… của con người, của cộng đồng, được lặp đi lặp lại nhiều lần, được chọn lọc và lắng đọng và tồn tại trong tiềm thức nhân dân. 


Câu hỏi: Nếp sống là gì?

Nếp sống là cụm từ có ý nghĩa hẹp hơn lối sống, nếp sống bao gồm những cách thức, hành động và suy nghĩ, những quy ước được lặp đi lặp lại hằng ngày thành thói quen như: Tập quán sản xuất, sinh hoạt, trong phong tục, lễ nghi, trong hành vi đạo đức, pháp luật.

Nói một cách khác, nếp sống là cách thức sống, sinh hoạt, ứng xử… của con người, của cộng đồng, được lặp đi lặp lại nhiều lần, được chọn lọc và lắng đọng và tồn tại trong tiềm thức nhân dân.

Ví dụ:

+ Nếp sống tốt: Ngăn nắp, trật tự vệ sinh, đi làm đi họp đúng giờ, ăn trông nồi, ngồi trông hướng…

+  Nếp sống chưa tốt: Chen lấn xô đẩy, nói tục, chửi thề…

Kiến thức tham khảo về Nghị luận “Ý thức góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.”


Bài văn mẫu xây dưngj nếp sống  văn hóa - Bài mẫu 1

Xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng văn minh và lành mạnh là một trong những yêu cầu bức thiết của cộng đồng ngày nay. Đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi có tình hình an ninh, trật tự phức tạp.

Cộng đồng là một nhóm xã hội cùng chung sống trong một phạm vi địa lí nhất định, có quan hệ về các lợi ích kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa và các giá trị chuẩn mực xã hội khác. Cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể. Cộng đồng có sự liên kết cố kết nội tại vừa dựa trên các quy tắc rõ ràng thành văn vừa là sự đồng thuận, nhất trí về mặt tình cảm của các cá nhân.

Cộng đồng tồn tại với nhiều quy mô khác nhau. Có thể là một nhóm có chung một tín ngưỡng, chung lợi ích hoặc chung một mục tiêu. Có thể là một tập thể sống trên một phạm vi địa lí, có cùng mục tiêu phát triển hay các nguyên tắc ứng xử. Rộng lớn hơn là cộng đồng các quốc gia có cùng một mục tiêu kinh tế, chính trị hoặc văn hóa….

Ví dụ:

Cộng đồng nhóm nhỏ:

Làng xóm, khu phố, …

Công đồng tôn giáo (cộng đông giáo dân, cộng đồng phật tử,…)

Cộng đồng nhóm lớn:

Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (dân tộc Việt Nam)

Cộng đồng các nước Đông Nam Á (Asian)

Cộng đồng các dân tộc nói tiếng Anh (cộng đồng ngôn ngữ Anh)

Nếp sống văn hóa của cộng đồng là toàn bộ các hoạt động sống và mối liên hệ giữa các nhân và tập thể trong một cộng đồng dân cư nhất định. Nếp sống văn hóa, lành mạnh và tiến bộ của các cá nhân trong một cộng đồng tạo nên nét văn hóa đặc thù của nếp sống cộng đồng ấy.

Không ai có thể một mình mà tạo nên thế giới. Muốn tồn tại và phát triển con người phải dựa vào cộng đồng. Một cộng đồng chỉ hình thành khi các cá nhân có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Mối liên kết này càng bền chặt thì cộng đồng càng mạnh mẽ. Ngược lại, khi liên kết giữa các cá nhân suy giảm thì cộng đồng sẽ có nguy cơ bị đổ vỡ. Vai trò và vị trí của một cá nhân do cộng đồng tôn vinh. Chính sự thành công của mỗi cá nhân góp phần làm nên sự thành công của một cộng đồng.

[CHUẨN NHẤT] Nếp sống là gì?

Văn hóa cộng đồng lành mạnh sẽ mang lại cho con người sự bình yên, tin tưởng ở cuộc sống. Một cộng đồng vững mạnh khi mỗi cá nhân có đóng góp nhất định để xây dựng cộng đồng ấy. Không những là liên kết về vật chất mà còn liên kết cả tinh thần. Chính mỗi cá nhân góp phần làm nên sức mạnh cộng đồng. Và ngược lại, cộng đồng có vai trò bảo vệ mỗi cá nhân trong cộng đông ấy.

Con người sống trong cộng đồng luôn có tác động qua lại với cộng đồng ấy. Một cộng đồng được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng cá nhân thì sẽ giúp cộng đồng vững mạnh. Ngược, lại, các cá nhân còn được tôn trọng, che chở, bảo vệ bởi cộng đồng ấy. Xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi con người.

Xây dựng nếp sống văn hóa, chuẩn mực và lành mạnh cho cộng đồng là hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, văn minh và an toàn. Đó là mục tiêu hàng đầu của thế giới ngày nay. Thực hiện mục tiêu ấy không phải bằng nhận thức mà phải là những hành động cụ thể, thiết thực.

Trước hết là xây dựng lối sống lành mạnh, trong sạch và tiến bộ. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình có đời sống văn hóa tốt đẹp làm nên nếp sống văn hóa của cộng đồng. Xây dựng kinh tế vững mạnh là nhiệm vụ của cả cộng đồng. Bởi vì, các phúc lợi dành chung cho cộng đồng được tạo ra nhờ năng lực kinh tế dồi dào của các cá nhân đống góp mà thành. Cộng đồng nào có nguồn phúc lợi xã hội càng lớn thì càng bền vững và phát triển.

Biết sống yêu thương, đoàn kết và gắn bó với mọi người xung quanh. Biết cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn trong cộng đồng. Kiên quyết lên án, phê phán và loại trừ cái xấu, cái ác ra khỏi cộng đông. Bệnh vực, bảo vệ những người yếu đuối, nhỏ bé, giúp họ vượt qua nghịch cảnh. Xây dựng một cộng đồng dân cư có nếp sống lành mạnh sẽ tạo nên một môi trường sống an toàn và hạnh phúc.

Đồng cảm, gần gũi và giúp đỡ những người lầm lạc trong cộng đồng. Tạo điều kiện cho họ phấn đấu sửa chữa sai lầm, làm lại cuộc đời mới. Tích cực xây dựng nếp sống văn hóa của cộng đồng. Không chỉ ở mỗi cá nhân, mỗi gia đình mà nên phát triển tinh thần ấy trong toàn bộ cộng đồng dân cư. Tuyên dương, ca ngợi và tôn vinh những cá nhân có tinh thần cống hiến vì sự phát triển của cộng đồng. Khuyến khích và kêu gọi những hoạt động cứu trợ, tương thân tương ái.

Xây dựng nếp sống vệ sinh sạch sẽ, không tệ nạn xã hội, không tội phạm. Hướng cộng đồng đạt đến các giá trị vĩnh hằng nhân, trí, tín, đức, thiện, mỹ. Nhiệm vụ ấy phải được duy trì lâu dài, được phổ biến rộng khắp và được xem là nhiệm vụ hàng đầu trong mỗi cộng đồng dân cư.

Ca dao có câu:

“Một cây làm chẳng nên non

ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. 

Nhà thơ Tố Hữu cũng từng nhắc nhở:

“Một người đâu phải nhân gia

Sống trong một đóm lửa tàn mà thôi”.

Bởi thế, mỗi con người phải luôn biết góp sức xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng. Xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân.

Là học sinh, phải biết xây dựng nét đẹp văn hóa trường lớp. Lấy bản thân làm mẫu mực cho người khác. Đồng thời lấy tập thể để tự giáo dục mình. Phải thực hiện nếp sống chuẩn mực từ trường học cho đến nơi sinh sống.

Trong xã hội, vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng văn hóa cộng đồng. Họ sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân. Họ không quan tâm đến những người xung quanh. Dần dần, họ không tham gia các hoạt động chung, tự tách mình ra khỏi cộng đồng.

Không những không có đóng góp gì mà họ còn gây ra các tệ nạn xã hội trong cộng đồng. Những người như thế thật đáng chê trách.

Xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, văn minh và tiến bộ trong cộng đồng thể hiện lối sống tích cực, hướng thiện của con người. Bởi vậy, mỗi cá nhân phải biết hướng đến bảo vệ cộng đồng để có được cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.

>>> Xem thêm: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa như thế nào?


Bài văn mẫu xây dưngj nếp sống  văn hóa - Bài mẫu 2

Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là một trong những chương trình lớn của nước ta hiện nay. Để phát triển đất nước, làm tăng chất lượng cuộc sống, đầu tiên là xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh từ trong cộng đồng. Chính trong mỗi gia đình và cộng đồng nhỏ trở nên tốt đẹp, góp phần xây dựng xã hội trong sạch, vững mạnh và tiến bộ.

Nếp sống văn hóa, văn minh là nếp sống phù hợp với các quy định, chuẩn mực tốt đẹp và tiến bộ do cả cộng đồng dân cư đề ra, nhất trí và thực hiện ngay trong cộng đồng dân cư ấy.

Không ai có thể một mình mà tạo ra cả thế giới. muốn tồn tại và phát triển, con người phải gắn kết mình với cộng đồng. Một cộng đồng dân cư chỉ trở nên mạnh mẽ khi mỗi cá nhân trở nên mạnh mẽ và gắn kết chặt chẽ với nhau. Mối liên hệ này càng bền chặt thì cộng đòng cành vững mạnh.

Con người sống trong cộng đồng luôn có tác động qua lại lẫn nhau. Tất cả những gì có trong cộng đồng đều có liên quan đến mỗi cá nhân. Bởi thế, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong cộng đồng dân cư là trách nhiện và nghĩa vụ của mỗi con người.

Trách nhiệm xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm chung của mọi người. Ai cũng phải có ý thức xây dựng cộng đồng. Ai cũng chấp hành các quy định, chuẩn mực đã đề ra.

Đối với cá nhân: tích cực học tập rèn luyện bản thân mình trở nên tốt đẹp và hữu ích. Chấp hành các nguyên tắc, quy định của cộng đồng dân cư. Tham gia các hoạt dộng chung của cộng đồng. Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn, hoạn nạn. Tăng cường tinh thần đoàn kết trong cộng đồng. Sống gắn mình chặt chẽ với cộng đồng dân cư.

Động viên con cháu đến trường đi học. Xây dựng và giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình. Gắn kết gia đình và cộng đồng.

Giữ gìn vệ sinh trong cộng đồng. Quyết liệt bài trừ và phòng chống tệ nạn xã hội, bài trừ mê tín dị đoan, xây dựng văn hóa cộng đồng trong sạch, vững mạnh. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền lối sống văn hóa, văn minh trong cộng đồng. Đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Thực hiện lối sống vị tha, giàu tình nghĩa, hài hòa giữa lợi ích cá nhận và lợi ích tập thể.

Nghiêm túc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra đối với nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa, văn minh trong nhân dân. Xây đựng đời sống văn hoá tiến bộ và tinh thần lành mạnh phong phú. Nâng cao dân trí, chăm lo giáo dục sức khoẻ. Xây dựng tình đoàn kết làng xóm. Giữ gìn trật tự an ninh. Vệ sinh môi trường sống và giữ gìn kỉ cương pháp luật

Chăm lo học tập và rèn luyện đạo đức tốt đẹp. Ngoan ngoãn kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô, anh chị em và bà con làng xóm. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Biết quan tâm giúp đỡ những người khó khăn. Tránh xa tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan. Thực hiện nếp sống văn minh đối với bản thân, trong gia đình và ngoài xã hội.

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có ý thức xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở cộng đồng dân cư. Họ sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Ít khi họ tham gia các hoạt động của cộng đồng. Trong cuộc sống, họ buông thả, tùy tiện. Đối với mọi người họ thờ ơ, vô cảm, thiếu tinh thần đoàn kết, tương trợ, gắn bó. Họ thường bị cộng đồng nhắc nhở, chỉ trích và xa lánh. Những người như thế thật đáng chê trách.

Sống phải hướng đến xây dựng xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở cộng đồng dân cư. Chính cộng đồng là yếu tố tạo nên cuộc sống yên bình của mỗi con người.

icon-date
Xuất bản : 20/05/2022 - Cập nhật : 20/05/2022