logo

Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì?

Câu hỏi :

Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì?

ĐÁP ÁN ĐÚNG: D
Giải thích:

I. Điều kiện của cân bằng chất điểm

Chân của cầu thủ tác dụng làm cho quả bóng từ trạng thái đứng yên sang trạng thái chuyển động.

Lực tác dụng gây ra gia tốc cho vật

- Là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác

1. Định nghĩa.

- Kết quả là truyền gia tốc cho vật

- Hoặc làm cho vật biến dạng.

- Hoặc cả hai

Lực của bàn tay cậu bé tác dụng làm quả bóng biến dạng

Lực của tay cậu bé tác dụng làm dây chun biến dạng

- Ví dụ: Lực tác dụng làm vật biến dạng

Quả tennis vừa bị biến dạng, vừa thu gia tốc

2. Giá của lực: Là đường thẳng mang vectơ lực

3. Đơn vị của lực là: Niutơn (N)

4. Các lực cân bằng: Là các lực khi tác dụng đồng thời vào một vật thì không gây ra gia tốc cho vật.

II. Tổng hợp lực

Tổng hợp lực là thay thể các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy. Lực thay thế gọi là hợp lực.

Quy tắc hình bình hành: Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng: F→ = F1→ + F2→

- Ví dụ: Hai ca nô đang kéo một xà lan chở cát. Có thể thay thế hai lực bởi một lực mà có tác dụng giống hệt như khi cả hai lực cùng tác dụng vào xà lan.

Dạng 1: Tổng hợp hai lực

- Sử dụng quy tắc hình bình hành

- Sử dụng quy tắc hai lực cùng phương, cùng chiều

- Sử dụng quy tắc hai lực cùng phương, ngược chiều

[ĐÚNG NHẤT] Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì? (ảnh 2)

Dạng 2: Tổng hợp ba lực F1→, F2→, F3→

Bước 1: Lựa hai cặp lực theo thứ tự ưu tiên cùng chiều hoặc ngược chiều hoặc vuông góc, tổng hợp chúng thành một lực tổng hợp F12→

Bước 2: Tiếp tục tổng hợp lực F12→ với lực F3→  còn lại cho ra được lực tổng hợp cuối cùng F. Áp dụng quy tắc hình bình hành

III. Cân bằng chất điểm

Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).

Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm đó.

- Ví dụ:

VD1. Một ô tô có kích thước khoảng 5 mét chuyển động trên đường cao tốc Bắc Nam có độ dài 1811 km = 1 811 000 mét => ô tô được coi là một chất điểm vì kích thước của ô tô rất nhỏ so với quãng đường mà ta đề cập đến.

VD2. Trái Đất có bán kính 6400 km chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo gần tròn có bán kính 150 000 000 km. Như vậy, Trái Đất được coi là chất điểm trong chuyển động quanh Mặt Trời vì kích thước của nó là rất nhỏ so với quãng đường mà nó chuyển động.

IV. Hai lực cân bằng là gì?

1. Định nghĩa:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.

- Ví dụ: Cuốn sách, lọ hoa, ly nước để trên mặt bàn đều đứng yên vì chịu tác dụng của các lực cân bằng.

2. Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang đứng yên là gì?

Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

- Ví dụ: Cuốn sách trên bàn chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lực và lực nâng của bàn, cuốn sách đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên mãi.

Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động là gì?

Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.

- Ví dụ: Hích nhẹ để viên bi lăn trên mặt bàn nằm ngang nhẵn, dưới tác dụng của hai lực cân bằng, viên bi tiếp tục chuyển động thẳng đều.

icon-date
Xuất bản : 28/03/2022 - Cập nhật : 17/10/2023