logo

Ar là kim loại hay phi kim? Ar là nguyên tố gì?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Ar là kim loại hay phi kim? Ar là nguyên tố gì?” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Hóa học. 


Trả lời câu hỏi: Ar là kim loại hay phi kim? Ar là nguyên tố gì?

- Argon là một những loại chất hóa học phi kim.

- Argon là nguyên tố khí hiếm thứ 3 trong nhóm VIII chiếm khoảng 0.934% thể tích và 1.29% khối lượng trái đất do đó Argon là loại khí hiếm phổ biến nhất trên trái đất. Argon là loại khí không màu không mùi, không vị và không độc. Nó nặng gấp 1,5 lần không khí.

- Argon là khí trơ nên nó không phản ứng với các chất hóa học khác, Argon cũng không hòa tan kiem loại dù ở thể lỏng hay thể rắn, tuy nhiên nó hòa tan trong nước  xấp xỉ độ hòa tan của oxy.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Argon (Ar) dưới đây nhé.


Kiến thức mở rộng về Argon (Ar) 


1. Khí argon là gì?

Argon được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp, còn có nghĩa là “ lười biếng “, “ không hoạt động “. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Argon là một nguyên tố phi kim có nguyên tử khối là 18 và được kí hiệu là Ar. Đây là một chất khí hiếm và là một trong những loại khí trơ khó tìm thấy trong tự nhiên. Trong bầu khí quyển của Trái Đất, Ar chỉ chiếm khoảng 0.9% và so với tổng khối lượng hành tinh, nó chỉ chiếm khoảng 1.3%. Còn trong bầu không khí trên sao Hỏa thì có đến 1,6% Ar-40 và 5 ppm Ar-36.

Trong đời sống, Ar được sử dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp, y tế, khoa học, điển hình là ứng dụng làm nóng chảy kim loại và hợp kim trong hàn argon, sản xuất bóng đèn,….

Trên thị trường hiện nay, khí Argon được ứng dụng và biết đến như một phụ phẩm của công nghệ tách không khí công nghiệp thông qua phân đoạn không khí lỏng từ khí quyển. Vì chỉ chiếm một tỉ lệ khá nhỏ trong không khí nên giá khí Argon đắt hơn nhiều lần so với khí Nito.


2. Tính chất vật lí

-  Argon là chất khí, không màu, khó hóa lỏng, có nhiệt độ nóng chảy là -189,350C và sôi ở -185,850C.


3. Tính chất hóa học

-  Khí hiếm (khí trơ), phi kim, nguyên tố phổ biến nhất trong thiên nhiên của nhóm VIIIA. Không màu. Tan ít trong nước (độ tan giảm khi có mặt chất điện li mạnh), tan nhiều hơn trong dung môi hữu cơ. Tạo nên hợp chất bao 8Ar.46H2O và sonvat Ar.4C6H5OH, Ar.2L  (L = HCl, HBr, H2S). Không phản ứng với tất cả các chất khác (đơn chất và hợp chất).


4. Cách điều chế khí Argon

Cách điều chế khí  phổ biến nhất hiện này chính là phương pháp ngưng tụ ở nhiệt độ thấp. Sau đó tách oxy và nito ra khỏi Argon.

Bên cạnh đó,  còn được điều chế từ khí thải trong quá trình đốt NH3, hay sản phảm từ các nhà máy luyện kim,…


5. Ứng dụng khí Ar trong đời sống và sản xuất

Khí Argon có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp cũng như đời sống:

a. Sản xuất kim loại, hợp kim

- Khí Argon được dùng làm khí thổi trong sản xuất thép, zirconium do đặc tính làm giảm hàm lượng crom và carbon khi thổi vào kim loại nóng chảy.

- Sử dụng làm lá chắn khí đúc

- Argon giúp loại bỏ các hạt trong nhôm nóng chảy và hydro hòa tan trong sản xuất nhôm

b. Trong y tế

Khí Argon trơ được ứng dụng trong phẫu thuật lạnh:

- Hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim vì đặc tính có thể tiêu diệt các tế bào cản trở xung điện.

- Hỗ trợ quá trình phẫu thuật được chính xác hơn do Argon có khả năng tiêu diệt những vùng nhỏ của các mô bệnh.

c. Trong đời sống hàng ngày

- Dùng trong sản xuất bóng đèn sợi đốt và huỳnh quang

- Làm chất độn giữa các tấm kính của khung cửa sổ nhiệt, làm giảm khả năng truyền nhiệt của kính.

- Dùng trong bảo quản rượu, ngăn chặn sự hình thành dấm.


6. Khí argon có độc không?

Câu trả lời là KHÔNG. Khí Argon không độc, không gây hại cho sức khỏe và cũng không gây nổ khi sử dụng. Tuy nhiên, khí Argon nặng hơn không khí nên gây tình trạng tích tụ ở những nơi kém không khí. Sự tích tụ này gây ra tình trạng thiếu không khí và gây ra ngạt thở cho thợ hàn.

Ở môi trường làm việc có khí Argon cần đảm bảo duy trì tỉ lệ oxi không thấp hơn 19%

Agron có thể hấp thụ vào cơ thể thông qua hô hấp:

- Khi hít phải sẽ gây đau đầu, chóng mặt thậm chí là ngạt thở

- Hít phải lượng cao sẽ gây nôn mửa, thậm chí là bất tỉnh và tử vong nếu nồng độ ở khoảng 75%.

icon-date
Xuất bản : 27/03/2022 - Cập nhật : 09/06/2022