logo

Mưa dông hay mưa giông. Chính xác là từ nào?

Câu trả lời đúng nhất: Một số báo tin tức online như VnExpress, Dân trí, Người lao động,... cùng một số trang tin khác sử dụng "giông lốc" hay "cơn giông".

Tuy nhiên, khi gõ tìm kiếm từ 'cơn dông' trên Google, người ta lại thấy một số báo mạng, trang tin khác sử dụng từ này.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì định nghĩa: “Dông - hay còn viết là giông - là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét dữ dội, thậm chí cả mưa đá, vòi rồng. Ở vùng vĩ độ cao có khi còn có cả tuyết rơi...”

Tuy nhiên, Từ điển mở Wiktionary chỉ đưa ra định nghĩ danh từ “dông” – “chỉ hiện tượng khí quyển phức tạp, xảy ra đặc biệt vào các tháng 6-7-8, có mưa rào, gió giật mạnh, chớp và kèm theo sấm, sét”.

Được biết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung Ương cũng chỉ sử dụng từ "dông" như " mưa dông ",... trong những bản tin của họ..

Phòng Vật lý Khí quyển, Viện Vật lý Địa cầu, khi thông tin về kiến thức cũng viết “Kiến thức phổ thông về dông, sét” – “Cơn dông được hình thành khi có khối không khí nóng ẩm chuyển động thăng. Cơn dông có thể kéo dài từ 30 phút đến 12 tiếng và có thể trải rộng từ vài chục đến hàng trăm km...”

Tuy nhiên cũng có một số từ điển hiện nay chấp nhận cả “dông” và “giông”, xem như hai biến thể của cùng một từ

Một số từ điển hiện nay cũng coi dông là dạng duy nhất đúng chính tả


Kiến thức tham khảo về chính tả


1. Chính tả là gì?

Trong ngôn ngữ học, chính tả của một ngôn ngữ là một hệ thống những quy ước để viết lại một ngôn ngữ, hay ghi chép lại lời nói được cộng đồng người sử dụng chấp nhận một cách chính thức (qua các thể chế của nhà nước) hoặc rộng rãi. Nó bao gồm đánh vần, viết hoa,...

Hầu hết các ngôn ngữ được dùng trong thời hiện đại đều có một hệ thống chính tả, và với hầu hết các ngôn ngữ đó, một hệ thống chính tả tiêu chuẩn đã được phát triển, thường dựa trên nhiều biến thể tiêu chuẩn khác nhau của ngôn ngữ, do đó bao gồm ít phương ngữ hơn văn nói. Đôi khi có thể sẽ có những biến thể trong cùng một hệ thống chính tả của một ngôn ngữ, ví dụ như tiếng Anh, xuất hiện biến thể giữa tiếng Anh-Anh và tiếng Anh-Mỹ. Trong một số tiếng, chính tả được quy định bởi các học viện ngôn ngữ, mặc dù đối với nhiều ngôn ngữ, không có quyền nào như vậy, và chính tả được phát triển một cách tự nhiên hơn.

Kể cả với những ngôn ngữ ra đời muộn hơn, một số lượng lớn những đồng thuận về quy tắc chính tả phát sinh tự nhiên, mặc dù tính nhất quán và chuẩn hóa chỉ được áp dụng khi bị áp đặt theo mẫu.

Mưa dông hay mưa giông. Chính xác là từ nào

2. Cách khắc phục lỗi sai chính tả

- Nhầm Lẫn S Và X

+S không đi với các vần oa, oă, oe, uê, chỉ có X là thường đi với các vần này. Ví dụ: Xoa tay, xoay xở, cây xoan, xoắn lại, tóc xoăn, …

+ Chỉ có X mới láy âm với các âm đầu khác, còn S không có khả năng này. Ví dụ như: Bờm xơm, bờm xờm, lao xao, lòa xòa, liêu xiêu, …

+ Tên các thức ăn và đồ dùng liên quan đến việc nấu nướng, ăn uống thường viết với X. Ví dụ: Xôi, xa lat, , xúc xích, cái xanh, cái xiên nướng thịt…

- Nhầm L Và N

+ L có thể đứng trước âm đệm, còn N thì không. Ví dụ: lòa xòa, cái loa,loắt choắt, loăn quăn, luẩn quẩn, lí luận,…

+ Khi ở vị trí thứ nhất trong một từ láy âm, L có thể láy âm với các âm đầu khác, còn N thì không có khả năng này. Ví dụ:  lắp bắp, lục cục, lim dim, …

- Sử Dụng Sai R Với D Và Gi

Mưa dông hay mưa giông. Chính xác là từ nào

+ R và Gi không kết hợp với âm đệm, chỉ có D mới kết hợp với các vần này. Chẳng hạn như: Dọa nạt, hậu duệ, kiểm duyệt, duy trì, duy nhất… (Trường hợp ngoại lệ roa trong dây cu – roa).

+ R láy âm với B và C (K) là những hình thức mà D không có. Ví dụ như: Bịn rịn, bủn rủn, bứt rứt, bối rối, co ro, cập rập…

- Lẫn Lộn TR Với CH

+ Những từ Hán – Việt mang dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với TR mà không đi với CH.

TR đi với dấu nặng: Trịnh trọng, trị giá, trụy lạc, trục lợi, trụ sở, vũ trụ, thổ trạch, trạm xá, hỗ trợ, triệu phú, trận mạc…

TR đi với dấu huyền: Truyền thống, từ trường, trần thế, trù bị, trùng hợp, phong trào, lập trường, trầm tích, trừng trị…

+ Khi gặp một tiếng chưa rõ viết với CH hay TR mà lại đồng nghĩa với một từ viết với Gi thì từ đó phải được viết với TR. Ví dụ: Tranh – giành, nhà tranh – nhà gianh, trầu – giầu, trai – giai, trăng – giăng, tráo trở – giáo giở, trối trăng – giối giăng, trời- giời, tro – gio, trả – giả…

Mưa dông hay mưa giông. Chính xác là từ nào

3. Các từ sai chính tả thường gặp

Từ sai chính tả Từ đúng chính tả Từ sai chính tả Từ đúng chính tả

bộ sương

bác sỹ

chia sẽ

chín mùi

chỉnh chu

chỉnh sữa

chuẩn đoán

chẳng lẻ

 có lẻ

cỗ máy

cọ sát

cặp bến

câu truyện

đường xá

 dư giả

giúp đở

vô hình chung

 vô vàng

 xáng lạng

 xem sét

 xuất xắc

 xúi dục

 

bộ xương

bác sĩ

chia sẻ

chín muồi

chỉn chu

chỉnh sửa

chẫn đoán

chẳng lẽ

 có lẽ

cỗ máy

cọ xát

cập bến

câu chuyện

đường sá

dư dả

giúp đỡ

vô hình trung

 vô vàn

 xán lạn

 xem xét

 xuất sắc

 xúi giục

giành dụm

 giữ dội

giọt xương

giục giã

gian sảo

kiễm tra

 kỹ niệm

khán giã

kết cuộc

mạnh dạng

 nền tản

 nghành

sắc xảo

sẵn sàng

san sẽ

sáng lạng

sỡ đĩ

sơ xuất

suông sẻ

sử lý

suất sắc

sữa chữa

thẳng thắng

tháo dở

trãi nghiệm

 

dành dụm

dữ dội

giọt sương

giục dã

gian xảo

kiểm tra

 kỷ niệm

khán giả

kết cục

mạnh dạn

nền tảng

ngành

sắc sảo

sẵn sàng

san sẻ

xán lạn

sở dĩ

sơ suất

suôn sẻ

xử lý

xuất sắc

sửa chữa

thắng thắn

tháo dỡ

trải nghiệm

 

icon-date
Xuất bản : 01/06/2022 - Cập nhật : 01/06/2022