logo

Một trong những thách thức, nguy cơ đối với an ninh quốc gia là

icon_facebook

Bên cạnh nhiều thời cơ, thuận lợi cho sự phát triển bền vững đất nước, trong những năm qua và hiện nay, ở Việt Nam đã và đang xuất hiện nhiều nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Một trong những thách thức, nguy cơ đối với an ninh quốc gia là Nguy cơ xâm phạm chủ quyền biển, đảo.


Câu hỏi: Một trong những thách thức, nguy cơ đối với an ninh quốc gia là

A. Nguy cơ xâm phạm chủ quyền biển, đảo

B. Nguy cơ đến lợi ích quốc gia dân tộc

C. Nguy cơ đến quyền lợi của quần chúng nhân dân lao động

D. Nguy cơ đến bảo vệ trật tự, an toàn xã hội 

Đáp án đúng là: A. Nguy cơ xâm phạm chủ quyền biển, đảo


Giải thích của giáo viên Toploigiai về việc chọn A

Bên cạnh nhiều thời cơ, thuận lợi cho sự phát triển bền vững đất nước, trong những năm qua và hiện nay, ở Việt Nam đã và đang xuất hiện nhiều nguy cơ, thách thức, mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Một trong những thách thức, nguy cơ đối với an ninh quốc gia là Nguy cơ xâm phạm chủ quyền biển, đảo.

 Một trong những thách thức, nguy cơ đối với an ninh quốc gia là Nguy cơ xâm phạm chủ quyền biển, đảo.

- An ninh quốc gia là gì?

An ninh quốc gia được hiểu là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc (theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật An ninh quốc gia năm 2004). Với ý nghĩa đó, việc bảo vệ an ninh quốc gia là việc vô cùng quan trọng. 

Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Trong đó, căn cứ quy định tại Điều 3, Luật An ninh Quốc gia năm 2004, các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia bao gồm các hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


- Thực trạng Nguy cơ xâm phạm chủ quyền biển, đảo.

Về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông hiện đang tồn tại bốn vấn đề lớn liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam chưa được giải quyết: Chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa; bảo vệ chủ quyền và giải quyết tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa năm nước sáu bên; phân định ranh giới các vùng biển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; xác định ranh giới ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Cùng với đó, những nhân tố có thể gây mất ổn định trên Biển Đông vẫn đang diễn ra gay gắt: xâm phạm chủ quyền, an ninh; nguy cơ xung đột vũ trang; tranh chấp biển, đảo và thềm lục địa, v.v.


- Đường lối, chính sách bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam

Biển, đảo là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cấu thành chủ quyền quốc gia, cửa ngõ giao lưu quốc tế, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Bảo vệ biển, đảo chính là bảo vệ một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc, giữ vững chủ quyền biển, đảo sẽ góp phần giữ vững chủ quyền của đất nước. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam là điều kiện, nội dung giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”.

Đây là quan điểm, chủ trương thể hiện định hướng chiến lược để toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo của Tổ quốc. Chúng ta xác định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, do đó cần kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.

>>>Tham khảo: Nêu những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia

icon-date
Xuất bản : 29/08/2022 - Cập nhật : 09/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads