logo

Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng

Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng số khối A và điện tích hạt nhân. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất. Nó được xem là nhỏ nhất vì đối với hóa học, nguyên tử không thể bị chia nhỏ hơn được nữa. Nguyên tử bao gồm hơn 100 nguyên tử các loại.


Trắc nghiệm: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng

A. Số proton và điện tích hạt nhân.

B. Số proton và số electron.

C. Số khối A và số nơtron.

D. Số khối A và điện tích hạt nhân.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Số khối A và điện tích hạt nhân

Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng số khối A và điện tích hạt nhân.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Định nghĩa về nguyên tử

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất.

- Nguyên tử là thành phần nhỏ nhất trong hóa học. Nó được xem là nhỏ nhất vì đối với hóa học, nguyên tử không thể bị chia nhỏ hơn được nữa. Nguyên tử bao gồm hơn 100 nguyên tử các loại.

>>> Xem thêm: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ?


2. Cấu tạo của nguyên tử

- Nguyên tử được cấu tạo từ 3 loại hạt là proton, electron và neutron. Trong đó, proton và neutron có khối lượng nặng hơn electron rất nhiều và thường nằm trong tâm của nguyên tử (hạt nhân). Còn electron có khối lượng cực nhẹ và tồn tại trong 1 đám mây bao quanh hạt nhân với bán kính lớn gấp 10000 lần hạt nhân.

- Proton và neutron có trọng lượng xấp xỉ nhau, trong đó một proton có trọng lượng khoảng 1800 electron. Các nguyên tử cấu thành nên các trạng thái vật chất khác nhau. Tùy thuộc vào các điều kiện vật lý như nhiệt độ, mật độ, áp suất, thì sẽ dẫn đến sự chuyển pha vật chất giữa khí, lỏng, rắn và plasma.

Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng

a. Proton

- Proton được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử, và chúng cư trú cùng với neutron. Proton được phát hiện bởi Earnest Rutherford, người đã tuyên bố rằng phần lớn không gian của một nguyên tử là trống rỗng và khối lượng chỉ tập trung ở một khu vực dày đặc nhỏ trong một nguyên tử gọi là hạt nhân. Proton là tích điện dương. Điện tích, trong trường hợp này, được xác định bởi lượng điện tích coulombic của một electron. Điện tích của proton bằng điện tích của electron và do đó, có thể được biểu thị bằng 1e. (1e = 1.602 * 10-19 C). Hạt nhân nguyên tử vẫn tích điện dương do sự có mặt của các proton.

- Proton nặng, và nó có khối lượng 1.672 * 10-27 Kilôgam. Như đã đề cập ở trên, các proton dễ dàng đóng góp vào khối lượng của nguyên tử. Các proton, cùng với neutron, được gọi là ‘nucleon. Có một hoặc nhiều proton có trong mọi nguyên tử. Số lượng proton khác nhau trong mỗi nguyên tử và tạo thành bản sắc của một nguyên tử. Khi các nguyên tố được nhóm lại với nhau trong bảng tuần hoàn, số lượng proton được sử dụng làm số nguyên tử của nguyên tố đó.

b. Notron

Neutron là hạt không mang điện tích và được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử. Khối lượng của 1 notron thường lớn hơn khối lượng của 1 proton.

c. Electron

Electron có điện tích âm sẽ bị hút về phía proton có điện tích dương. Các electron bao xung quanh hạt nhân nguyên tử được gọi là orbital. Các orbital bên trong vây xung quanh nguyên tử có dạng hình cầu, còn những orbital bên ngoài sẽ phức tạp hơn. Cấu hình electron của 1 nguyên tử là mô tả orbital đến vị trí của các e trong 1 nguyên tử không bị kích thích. Vì thế, nhờ vào việc sử dụng cấu hình electron và nguyên lý vật lý mà các nhà hóa học có thể dự đoán được tính chất của 1 nguyên tử như điểm sôi, độ ổn định, độ dẫn,…


3. Khối lượng nguyên tử là gì?

- Nguyên tử là một đơn vị của vật chất, nó được sử dụng để xác định cấu trúc những nguyên tố. Trong nguyên tử sẽ chứa một hạt nhân ở trung tâm và xung quanh được bao bọc bởi đám mây điện tích âm những electron. Hoặc nói cách khác nguyên tử chính là những đối tượng rất nhỏ với đường kính chỉ vài phần mười của nano mét.

- Khối lượng nguyên tử là do sự đóng góp của proton và neuton trong hạt nhân của nó. Tổng số những hạt này trong nguyên tử được gọi là số khối, số khối này chỉ đơn giản là một số tự nhiên và có đơn vị là nucleon.

Ví dụ: Số khối của cacbon – 12 nên nó sẽ có 12 nucleon (có 6 proton và 6 neuton)

- Khối lượng thực tế của nguyên tử khi nó đứng yên thường được biểu diễn bằng đơn vị khối lượng của nguyên tử.

- Kí hiệu: u hoặc dalton (Da)

- Đơn vị này là một đơn vị đo khối lượng trong hóa học, vật lý. Sử dụng đo khối lượng của những nguyên tử, phân tử và được quy ước bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon 12.

- Nguyên tử có khói lượng nhỏ bé vô cùng, nếu tính bằng gram thì số trị vô cùng nhỏ, không tiện dụng lắm.

- Khối lượng nguyên tử tương đối và khối lượng nguyên tử tuyệt đối như sau:

+ Khối lượng nguyên tử tuyệt đối (m) là khối lượng thực tế của nguyên tử (nó rất nhỏ)

+ Khối lượng tương đối nguyên tử là khối lượng nguyên tử được tính theo đợn vị cacbon (đvC) hay còn có tên gọi khác là khối lượng mol.

icon-date
Xuất bản : 12/05/2022 - Cập nhật : 13/05/2022