logo

Môi trường ôn đới Hải Dương nằm ở vị trí nào?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Môi trường ôn đới Hải Dương nằm ở vị trí nào?” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Địa lí 7


Môi trường ôn đới Hải Dương nằm ở vị trí nào?

Môi trường ôn đới Hải Dương: Các vùng ven biển Tây Âu như: Anh, Pháp, Ai - Len.


Kiến thức tham khảo về môi trường ôn đới tại Châu Âu.


1. Địa lý tự nhiên của châu Âu

- Châu Âu về mặt truyền thống được coi là một trong sáu châu lục. Tuy nhiên về mặt địa chất - địa lý học (Physical geography), châu Âu là một bán đảo tây bắc của khối lục địa rộng lớn hơn được gọi là lục địa Á-Âu (hoặc Phi-Á-Âu): châu Á chiếm phần lớn phần phía đông của lục địa này (kênh đào Suez tách rời châu Á và châu Phi) và chia sẻ một thềm lục địa chung. Biên giới phía Đông của châu Âu được phân chia bởi dãy núi Ural ở Nga. Ranh giới phía Đông - Nam với châu Á không được xác định rõ ràng. Thông thường nhất, là dùng dãy Ural cùng với sông Emba được sử dụng làm ranh giới giữa hai châu lục. Ranh giới tiếp tục đến biển Caspi, đỉnh của dãy núi Kavkaz. (hoặc theo cách khác là sông Kura ở Kavkaz), và tiếp tục đến Biển Đen; Bosporus, biển Marmara, và eo biển Dardanelles kết thúc ranh giới châu Á. Địa Trung Hải ở phía nam phân cách châu Âu với châu Phi. Ranh giới phía tây là Đại Tây Dương. Iceland, hòn đảo nằm giữa Đại Tây Dương và gần Greenland (Bắc Mỹ) hơn so với lục địa châu Âu, tuy nhiên người ta xếp vào châu Âu vì lý do văn hoá. Đang có cuộc tranh luận về trung tâm địa lý của châu Âu nằm ở đâu.

Môi trường ôn đới Hải Dương nằm ở vị trí nào?

2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật ở châu Âu

- Đặc điểm khí hậu:

+ Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới.

+ Một phần nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới, phía Nam có khí hậu Địa Trung Hải.

+ Phía Tây có khí hậu ấm áp mưa nhiều hơn phía Đông.

- Đặc điểm sông ngòi:

+ Sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào.

+ Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga.

- Thảm thực vật: Thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.


3. Các môi trường tự nhiên khác 

a. Môi trường ôn đới Hải Dương

- Phân bố: các nước ven biển Tây Âu.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Nhiệt độ trên 0oC, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.

+ Mưa quanh năm khoảng 800 -1000mm/năm

- Sông ngòi:

- Nhiều nước quanh năm và không đóng băng

- Thực vật:

- Chủ yếu là rừng lá rộng phát triển.

Môi trường ôn đới Hải Dương nằm ở vị trí nào? (ảnh 2)

b. Môi trường ôn đới lục địa

- Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ.

- Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.

- Sông nhiều nước trong mùa xuân - hạ và có thời kì đóng băng vào mùa đông. Càng vào sâu trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn.

- Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Thực vật thay đổi từ bắc xuống nam. ở vùng gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm, về phía nam lần lượt là rừng lá kim, rừng hồn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Phía đông nam là thảo nguyên. Ven biển Ca-xpi là vùng nửa hoang mạc.

c. Môi trường Địa Trung Hải

- Trên thực tế, ở California, Bắc Mỹ, miền trung Chile, Nam Mỹ, vùng Cape Town Nam Phi, miền tây và nam Australia, đều có khí hậu như vậy. Những người tỉ mẩn có thể tìm thấy trên bản đồ thế giới những điểm giống nhau ở các vùng đó. Phần lớn chúng đều nằm ở vĩ độ 30oC - 40oC và đều ở vùng bờ biển phía Tây hoặc phía Nam. Những vùng này mùa đông chịu sự khống chế của gió Tây ôn đới từ biển thổi vào khối khí ẩm mang lại nhiều mưa. Còn mùa hè chịu sự khống chế của áp cao phụ nhiệt đới, dòng khí từ đất liền tản ra chung quanh rất khó tạo thành mây mưa, hình thành một khí hậu khô nóng. Lượng mưa cả năm khoảng 375 - 625mm, lượng mưa mùa hẻ chỉ chiếm khoảng 10% cả năm. Nhiệt độ mùa đông từ 5-10oC, mùa hè từ 21-27oC. Do đó, đặc điểm khí hậu Địa Trung Hải là mùa hè khô nóng, mùa đông ẩm ướt, khác với khí hậu gió mùa đất liền ôn đới mùa hè nóng bức, mưa nhiều và mùa đông khô lạnh.

- Khí hậu Địa Trung Hải khiến cho những vùng này các dòng sông đều cạn vào mùa hè và đầy nước vào mùa đông. Thảm thực vật chủ yếu là các loại cây bụi chịu hạn, thực vật điển hình là cây ô liu. Khí hậu độc đáo ở vùng này, phát triển du lịch mùa đông ở vùng bờ biển rất tốt.

d. Môi trường núi cao

- Môi trường núi cao điển hình là môi trường thuộc dãy An-pơ.

- Dãy An-pơ nhận được nhiều mưa ờ các sườn phía tây. Thảm thực vật thay đổi theo độ cao. Ở chân núi, rừng đã được con người khai phá từ lâu để sản xuất nông nghiệp. Từ độ cao 800m đến khoảng 1800m, nhiệt độ giảm dần, mưa nhiều, rừng hỗn giao phát triển. Trên 1800m, nhiệt độ tiếp tục giảm, là địa bàn của các loài cây lá kim (thông, tùng…). Trên 2200m là vùng đồng cỏ núi cao. Cuối cùng, trên 3000m là thế giới của băng tuyết vĩnh cửu và băng hà

icon-date
Xuất bản : 18/04/2022 - Cập nhật : 09/10/2023