Trả lời:
– Sự kiện Phát hiện ra châu Mỹ là sự kiện lịch sử được đánh dấu bằng thời điểm đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo dẫn đầu đã đặt chân đến châu Mỹ vào ngày 12 tháng 10 năm 1492. Theo lệnh của vua Fernando và nữ vương Isabel xứ Castilla và Aragón, đoàn thám hiểm đã xuất phát từ cảng Palos xứ Andalucía 2 tháng 9 ngày trước đó. Sau khi vượt qua biển Đại Tây Dương, đoàn thám hiểm đã đặt chân đến một hòn đảo của lục địa châu Mỹ, đảo Guanahani thuộc quần đảo Bahamas, nhưng lại nhầm tưởng là Ấn Độ. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của loài người.
- Trên danh nghĩa là người đại diện cho vương triều Tây Ban Nha, Cristoforo Colombo đã thực hiện bốn chuyến đi nổi tiếng từ châu Âu sang châu Mỹ vào các năm 1492, 1493, 1498 và 1502. Trong chuyến đi đầu tiên, đoàn thám hiểm của ông đã đặt chân đến châu Mỹ vào ngày 12 tháng 10 năm 1492, tại một hòn đảo thuộc quần đảo Bahamas có tên là Guanahani. Tuy nhiên vị trí cụ thể của hòn đảo này đến nay vẫn chưa được xác định.
Cristoforo Colombo (tiếng Tây Ban Nha: Cristóbal Colón; khoảng 1451 – 20 tháng 5, 1506) là một nhà hàng hải người Ý và một đô đốc của Hoàng đế Castilla, mà những chuyến vượt Đại Tây Dương của ông đã mở ra những cuộc thám hiểm Châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hoá của Châu Âu. Ông thường được coi là một người dân Genova, nguồn gốc xuất thân là người Do Thái di cư như bao người khác ở thế kỷ 15 - 16.
Lịch sử coi chuyến đi đầu tiên năm 1492 của ông có tầm quan trọng lớn, dù thực tế ông không đặt chân tới lục địa cho tới tận chuyến thám hiểm thứ ba năm 1498. Tương tự, ông không phải là nhà thám hiểm đầu tiên của châu Âu tới châu Mỹ, bởi vì đã có những ghi chép về tiếp xúc xuyên Đại Tây Dương của châu Âu trước năm 1492. Có rất nhiều bằng chứng về việc người Na Uy thời trung cổ đã đặt chân đến và thiết lập nên các thuộc địa ở châu Mỹ. Tuy nhiên, chuyến đi của Colombo diễn ra trong thời điểm chủ nghĩa đế quốc và sự cạnh tranh kinh tế giữa các nước đang phát triển tìm cách kiếm của cải từ việc thành lập những con đường thương mại và thuộc địa đang nổi lên. Vì thế, giai đoạn trước năm 1492 được coi là giai đoạn Tiền Colombo, và thời gian diễn ra sự kiện này (Ngày Colombo) thường được kỷ niệm tại toàn thể châu Mỹ, Tây Ban Nha và Ý.
Nhiều quan điểm xét lại thời hiện đại cho rằng Columbus đã ra lệnh tiến hành tội ác diệt chủng đối với người Mỹ bản địa, nhưng điều này là không chính xác về mặt lịch sử. Các nhà sử học đã không thể tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Columbus từng ra lệnh diệt chủng, hoặc có bất kỳ ác ý cụ thể nào đối với những người Mỹ bản địa mà ông từng gặp được .
Nhà nghiên cứu Manuel da Silva Rosa cho rằng Colombo là một hoàng tử, con trai của vua Ba Lan Vladislav III.
Nhiều thuyết cho rằng Colombo sinh ra trong một gia đình công nhân ở nước Cộng hòa Genova.
Columbus rời khỏi cảng Palos ở Tây Ban Nha vào chiều ngày 3/8/1492 với 3 chiếc tàu có tên là Nina, Pinta và Santa Maria. Ông dừng lại ở đảo Canary để lấy đồ tiếp tế và sửa chữa tàu rồi vào ngày 6/9, nhổ neo tiếp tục cuộc hành trình đã trở thành một trong những chuyến đi đậm chất sử thi nhất trong lịch sử.
Tương truyền rằng, thời gian cuối trong chuyến đi kéo dài 5 tuần này, đội ngũ thủy thủ của ông trở nên sợ hãi đến nỗi họ đe dọa nổi dậy chống đối ông. Nhưng theo Ruggero, Columbus chắc chắn việc mình làm đến mức ông nói với các thủy thủ rằng, họ có thể tống khứ ông “theo bất cứ cách nào mà họ cảm thấy hài lòng”, nếu như họ không tới được điểm đến trong vòng 3 ngày.
Cuối cùng vào 2 giờ sáng ngày 12/10, một thủy thủ trên con tàu Pinta đã nhìn thấy đất liền mà đó là Bahamas hiện nay, nhưng Columbus đặt tên là San Salvador.
Ba tháng sau, Christopher Columbus và đoàn tàu của ông đã đi vòng vo qua các vùng biển đảo xa lạ thuộc Bahamas, Cuba và Hispaniola, một Tân thế giới rộng lớn đã hé lộ. Ngày 16/1/1493, ông quyết định cho đoàn tàu trở về mang theo nhiều sản vật thu thập được từ các vùng đất đã đi qua. Về Tây Ban Nha, ông được nhà vua đón tiếp long trọng và ban tước hiệu "Don Cristobal Colon".
Lòng đam mê thám hiểm và cả vinh quang, tiền bạc từ chuyến đi đầu tiên đã thôi thúc ông tiếp tục lên đường. Tháng 9/1493, Colombo ra đi lần thứ hai và sau 21 ngày thuận gió, ông đến được phía Bắc của quần đảo Windward ngày nay, ông đặt tên quần đảo là Dominica, theo tiếng Ý là ngày Chủ Nhật - ngày nhìn thấy đảo. Sau đó Colombo đến Puerto Rico, Jamaica và khám phá ra hàng loạt đảo mới: Santa Maria de Guadalupe, Santa Maria de Monserrate (Montserrat), Santa Cruz (nay là đảo St. Croix),
Tháng 5 năm 1498, ông lại rời Tây Ban Nha, ra đi lần thứ ba, lần này hướng về phía Nam nhiều hơn. Trong kỳ thám hiểm này, nhà hàng hải đã tới đảo Trinidad, đặt chân lên đồng bằng Orinoco, khảo sát vịnh Paria và nhận ra rằng đây phải là một lục địa rất lớn.
Trong chuyến đi lần thứ tư vào mùa hè năm 1502, Christopher Columbus đã tới Honduras mà ông tưởng lầm là bán đảo Mã Lai, khám phá ra Nicaragua và Costa Rica.
Dù không phải là người châu Âu đầu tiên đặt chân đến châu Mỹ, nhưng bằng 4 chuyến thám hiểm của mình, Colombo đã đem một châu lục mới đặt vào trang sử của lịch sử nhân loại.