logo

Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn gồm?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn gồm?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 10 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn gồm? 

A. Đất lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, có hào sâu, tường cao bao quanh

B. Đất của lãnh chúa và đất khẩu phần

C. Phần đất được chia đều cho mọi người sống trong đó

D. Đất khẩu phần được giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Đất của lãnh chúa và đất khẩu phần

Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về lãnh địa phong kiến dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về lãnh địa phong kiến


1. Lãnh địa phong kiến là gì?

– Phong kiến là cấu trúc xã hội xoay quanh những mối quan hệ xuất phát từ việc sở hữu đất đai để đổi lấy lao động. Tại châu Âu, chế độ này là một tổng hợp các tục lệ pháp lý và quân sự nở rộ vào giai đoạn từ thế kỷ 9 tới 15.

– Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là một từ gốc Hán-Việt: 封建, xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị thời Tây Chu, Trung Quốc. Vào thời này, vua Chu ra chế độ đem đất đai phong cho bà con để kiến lập các nước chư hầu gọi là “phong kiến thân thích”. Do chế độ này giống chế độ phong đất cho bồi thần ở Châu Âu nên người ta đã dùng chữ “phong kiến” để dịch chữ féodalité từ tiếng Pháp. Tuy vậy cả hai chữ này chỉ mới phản ánh hình thức phân phong đất đai chứ chưa phản ánh bản chất của chế độ đó. Trong các ngôn ngữ châu Âu, féodalité bắt nguồn từ chữ feod trong tiếng Latinh nghĩa là “lãnh địa cha truyền con nối”.

– Phong kiến phản ánh hình thức truyền nối và chiếm hữu đất đai của chế độ quân chủ thời xưa, trong thời quân chủ chuyên chế. Trong nhiều trường hợp, những thời kỳ quân chủ trước kia cũng được gọi là thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, trong thời hiện tại, thể chế về chế độ quân chủ thời nay là chế độ quân chủ lập hiến, cho nên phong kiến chỉ phản ánh một giai đoạn, một thời kỳ hay là một hình thái của chế độ quân chủ.

– Lãnh địa là một khu đất rộng lớn: ở đó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại… có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.

Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn gồm?

 2. Lãnh chúa phong kiến là gì?

- Lãnh chúa phong kiến, với tư cách là người quản lý đất đai, là người nắm giữ quyền lực . Người đàn ông này chịu trách nhiệm bảo vệ các chư hầu của mình; các chư hầu, mặt khác, có nghĩa vụ phải cống nạp và thuế cho lãnh chúa của họ.

- Lãnh chúa phong kiến thực sự có một quyền lực vô hạn trong vùng đất của mình và khi họ nhận được chúng. Đồng thời, họ có quyền đối với cư dân sống ở trong lãnh địa của họ. Theo cách này, nó đã được thiết lập cái gọi là "mối quan hệ của sự phục vụ", đó là thứ giữ cho mỗi lãnh chúa phong kiến ​​với những người hầu của vùng đất của lãnh chúa.


3. Nông nô trong chế độ phong kiến 

- Nông nô (tên gốc: Serf) là tình trạng của những người nông dân hay tá điền dưới chế độ phong kiến mà địa vị của họ phụ thuộc vào người chủ đất và thân phận giống như một người nô lệ ở các nông trang hay nông trại thời kỳ đó. Nói một cách khác, nông nô là một nô lệ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông nô xuất hiện ở châu Âu thời kỳ Trung Cổ và kéo dài đến giữa thế kỷ 19 (điển hình là nước Nga). Chế độ nông nô bao gồm việc cưỡng bức lao động của nông nô bị ràng buộc về thân thể trên những mảnh đất thuộc sở hữu của một lãnh chúa. Những người nông nô tham gia không chỉ làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp mà còn là thuộc về chủ sở hữu của các hầm, mỏ, rừng và công trình giao thông.

- Có thể nói, nông nô là người bị áp bức bóc lột nhất trong chế độ phong kiến, họ hoàn toàn bị phụ thuộc vào ruộng đất của phong kiến, địa chủ, bị phong kiến, địa chủ chiếm đoạt sản vật, ngoài ra còn phải làm nhiều công việc tạp dịch phục vụ phong kiến, địa chủ. Nông nô tuy không phải là tài sản của phong kiến địa chủ, nhưng khi phong kiến, địa chủ bán ruộng đất thì bị bán theo, sản vật do nông nô làm ra bị phong kiến địa chủ chiếm hữu.


4. Đời sống bên trong lãnh địa

* Đời sống kinh tế trong lãnh địa:

- Là cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài, ngoại trừ các mặt hàng mà trong lãnh địa không thể tự sản xuất như muối, sắt, tơ lụa, đồ trang sức… việc mua bán với bên ngoài không đậm nét và không thường xuyên.

- Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa.

- Cùng với việc sản xuất lương thực (ngành nông nghiệp) thì trong lãnh địa cũng tiếp tục thực hiện các ngành kinh tế như dệt vải, rèn vũ khí (ngành thủ công nghiệp)… để nuôi sống xã hội.

* Đời sống chính trị trong lãnh địa:

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.

- Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong đo lường riêng.

- Mỗi lãnh địa được xây dựng như một pháo đài bất khả xâm phạm, có hào sâu, có kị sĩ bảo vệ ….

* Đặc trưng về xã hội:

- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là lãnh chúa và nông nô.

- Đời sống của lãnh chúa: lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng dựa trên việc bọc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

- Đời sống của nông nô: là những bộ phận sản xuất chính trong xã hội, sản xuất trong những lãnh địa của các lãnh chúa và bị gắn chặt đời sống, lệ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa. Nông nô không có ruộng đất, nhận ruộng đất thuộc đất phần của lãnh chúa để sản xuất và phải thực hiện địa tô lao dịch, hoa lợi thu được trên vùng đất thái ấp do nông nô sản xuất sẽ phải nộp hoàn toàn cho lãnh chúa.

icon-date
Xuất bản : 07/04/2022 - Cập nhật : 25/11/2022