logo

Mô tả và nêu nhận xét về tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê

icon_facebook

Tình hình kinh tế nhà Đinh

Thời Đinh, kinh tế nông nghiệp được quan tâm. Nhà vua nắm toàn bộ ruộng đất trong nước, vừa để khẳng định quyền lực vừa để nắm lấy thần dân, thu tô thuế, bắt lính. Bên cạnh đó, nhà nước cũng quan tâm tới việc khai hoang, lập làng, mở rộng diện tích canh tác xuống vùng đồng bằng và ven biển.

Một số ngành nghề thủ công nghiệp cũng được chú ý phát triển như: Nghề thợ nề, thợ đá, mộc, chạm khắc, dát vàng bạc… chủ yếu để phục vụ vua quan và quân đội. Trong dân gian, các nghề truyền thống như trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải lụa, làm giấy tiếp tục phát triển.


Tình hình kinh tế nhà Tiền Lê

a. Nông nghiệp:

- Ruộng đất trong nước thuộc sở hữu của làng xã. Nhân dân chia ruộng đều cho nhau cày cấy và nộp thuế.

- Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất.

- Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng.

- Nhà Lê cũng chú ý làm thủy lợi.

=> Nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển.

b. Thủ công nghiệp:

Xây dựng nhiều xưởng thủ công: xưởng đúc tiền, ché vũ khí, may mũ áo..xây dựng cung điện, chùa chiền.

Các nghề thủ công truyền thống cũng phát triển như dệt lụa, làm gốm…

c. Thương nghiệp:

+ Nội thương: Việc trao đổi buôn bán trong nước phát triển. Nhà nước cho đúc tiền đồng để lưu thông trong nước. Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành.

+ Ngoại thương: Nhân dân hai nước Việt - Tống thường qua lại trao đổi hàng hoá ở vùng biên giới.


Tổ chức chính quyền thời Đinh – Tiền Lê

Mô tả và nêu nhận xét về tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê

* Tổ chức chính quyền thời Đinh:

- Thời Đinh, chính quyền được kiện toàn dần

- Hoàng đế đứng đầu triều đình trung ương

- Giúp vua trị nước có các cao tăng và hai ban văn, võ

- Đinh Tiên Hoàng củ các tướng lĩnh thân cận giữ các chức vụ chủ chốt

- Chính quyền địa phương gồm các cấp: đạo (châu), giáp, xã.

* Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê:

- Vua đứng đầu chính quyền trung ương, phong vương cho các con và cử đi trấn giữ các nơi quan trọng.

- Thái sư, đại sư và các quan văn, võ giúp vua lo việc nước.

- Ở địa phương, năm 1002, vua đổi đạo thành lộ, phủ, châu, rồi đến giáp, đơn vị cơ sở là xã.

- Quân đội gồm 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương. Chính sách "ngụ binh ư nông" được thực hiện.

* Nhận xét: Bộ máy chính quyền thời Đinh - Tiền lê được kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

- Vua là người đứng dầu nhà nước cai quản mọi công việc. Ở những nơi chủ chốt, quan trọng nhà vua đều cử những người thân cận, uy tín nắm giữ; Chính quyền địa phương cũng được tổ chức chặt chẽ, chia thành các đơn vị hành chính, cấp bậc khác nhau

- Đặc biệt thời Tiền Lê thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông” vừa phát triển kinh tế, vừa củng cố quân đội, quốc phòng.

 => Nhà Tiền Lê đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ. Đó là sự hoàn thiện chính quyền ở trung ương, chia lại đơn vị hành chính cả nước, chú trọng xây dựng quân đội.

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 20/10/2023

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads